Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Bộ Nội vụ
17/06/2020 17:52 - Lượt xem: 2497
Ngày 22/10/2019, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch số 5134/KH-BNV tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Bộ Nội vụ.
Kế hoạch tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến và Đại hội thi đua yêu nước Bộ Nội vụ lần thứ IV
17/06/2020 17:50 - Lượt xem: 1758
Ngày 20/8/2019, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch số 3962/KH-BNV tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến và Đại hội thi đua yêu nước Bộ Nội vụ lần thứ IV.
Nghị định số 14/NV – Nghị định đầu tiên về tổ chức của Bộ Nội vụ
16/06/2020 17:28 - Lượt xem: 5868
Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra Tuyên cáo gửi toàn thể quốc dân đồng bào. Theo đó, Toàn quốc đại biểu hội họp ngày 16, 17/8/1945 đã cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức là Chính phủ nhân dân lâm thời Việt Nam để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành quyền độc lập.
Sắc lệnh số 58/SL - Văn bản pháp lý quan trọng, chính thức quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
16/06/2020 17:25 - Lượt xem: 4518
Ngày 06/01/1946, sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, cuộc Tổng tuyển cử đã bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 333 đại biểu, đại diện cho các thế hệ, các ngành, các giới, các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tôn giáo, thành phần dân tộc và các đảng phái chính trị ở Việt Nam.
Nghị định số 130/CP của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ
16/06/2020 17:19 - Lượt xem: 6218
Đầu những năm 1960, công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã thu được những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Từ những đặc điểm của miền Bắc sau những năm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa- xã hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960) đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong thời kỳ quá độ. Đồng thời, Đại hội đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá II đã quyết định việc kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước các cấp.
Nghị định số 29/CP của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Ban Tổ chức của Chính phủ
16/06/2020 17:15 - Lượt xem: 6489
Ngày 26/02/1970, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 40/CP chuyển công tác tổ chức Nhà nước từ Bộ Nội vụ về Phủ Thủ tướng và do đồng chí Phó Thủ tướng thường trực phụ trách, Bộ Nội vụ lúc này chỉ thực hiện một số nhiệm vụ xã hội.
Nghị định số 135/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức – Cán bộ của Chính phủ
16/06/2020 17:10 - Lượt xem: 4093
Đầu năm 1990, sau 04 năm tiến hành đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng khởi xướng, trong lĩnh vực phát triển kinh tế đã bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề cho các bước phát triển và đổi mới. Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo đường lối của Đảng, trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và xây dựng Hiến pháp mới (Hiến pháp năm 1992).
Nghị định số 181/CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ
16/06/2020 17:06 - Lượt xem: 2742
Năm 1992, Hiến pháp mới được ban hành thay thế Hiến pháp năm 1980. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Chính phủ mới, ngày 30/9/1992, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX, Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ được xác định là cơ quan ngang Bộ với tên gọi là Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Nghị định số 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
16/06/2020 16:59 - Lượt xem: 3214
Trước những đòi hỏi của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước trong những năm đầu của thế kỷ 21, Đảng và Nhà nước ta ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của công tác tổ chức và cán bộ trong bộ máy hành chính nhà nước, trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như trong công tác quản lý theo nguyên tắc đa ngành, đa lĩnh vực. Để đủ sức đảm đương được những trọng trách to lớn, nặng nề đó, cần thiết phải hình thành một Bộ thuộc cơ cấu Chính phủ với tên gọi đúng với vai trò, chức năng của nó mà trước đây đã từng có trong Chính phủ cách mạng đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đó là: Bộ Nội vụ. Do đó, ngày 05/8/2002, Quốc hội khóa XI (kỳ họp thứ nhất) quyết định đổi tên Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thành Bộ Nội vụ.
Nghị định số 48/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
16/06/2020 16:52 - Lượt xem: 5070
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 là “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trang kém phát triển”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, trong đó có nội dung quan trọng là đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.