Ảnh minh họa. Nguồn: moha.gov.vn
Theo đó, mục đích của hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Kế hoạch yêu cầu, triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra, gắn với việc tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực thuộc thấm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Hoạt động thanh tra vừa bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, vừa bám sát, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Nội vụ; tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Hoạt động thanh tra tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, đồng thời chú trọng việc thực hiện có hiệu quả các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra. Tiếp tục đối mới phương pháp tiến hành thanh tra, nâng cao chât lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, bảo đảm tiến độ các cuộc thanh tra theo đúng quy định pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phâm chât, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Đối với các cuộc thanh tra thuộc thấm quyền, Chánh Thanh tra Bộ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định.
Đối với cuộc Thanh tra do Thanh tra Bộ thực hiện, Chánh Thanh tra Bộ chỉ đạo việc tố chức công bố quyết định thanh tra; làm việc với lãnh đạo cơ quan, tố chức là đối tượng thanh tra về kết quả thanh tra khi kết thúc thanh tra trực tiếp; chỉ đạo xây dựng Kết luận thanh tra và gửi lấy ý kiến tham gia của đối tượng thanh tra, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách Thanh tra Bộ xem xét cho ý kiến ký ban hành; tổ chức việc công bố kết luận thanh tra. Trường họp cần thiết ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra.
Chánh Thanh tra Bộ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, quyết định kiếm tra việc kết luận thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các tại kết luận thanh tra do Thanh tra Bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan, tố chức thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ có trách nhiệm cử công chức tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo đề nghị của Thanh tra Bộ…
Anh Cao