BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

- Báo cáo số 4088/BC-BNV ngày 15/07/2024 của Bộ Nội vụ sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của ngành Nội vụ - Thông báo số 4087/TB-BNV ngày 15/7/2024 của Bộ Nội vụ kết luận của Bộ trưởng tại Hội nghị của Bộ Nội vụ với các địa phương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của ngành Nội vụ - Thông báo số 3954/TB-HĐTC ngày 09/7/2024 của Hội đồng sát hạch, tuyển chọn về việc triệu tập công chức, viên chức tham dự tổ chức sát hạch, tuyển chọn cán bộ Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ các cấp của Bộ Nội vụ.." năm 2024. - Thông tư số 07/2024/TT-BNV ngày 05/07/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, ĐVSNCL của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính - xã hội và hội - Thông tư số 8/2024/TT-BNV ngày 05/07/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc - Thông tư số 05/2024/TT-BNV ngày 27/06/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng II và lên hạng III đối với VCHC, VCVT, VCLT; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức
A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Bộ Nội vụ đề nghị nghiên cứu mô hình thị trưởng

26/06/2023 15:49

Bộ Nội vụ đề xuất nghiên cứu kinh nghiệm các nước về mô hình tòa thị chính, thị trưởng ở đô thị phù hợp với đặc thù Việt Nam.

Sáng ngày 30/11, Chính phủ tổ chức hội nghị đô thị toàn quốc, phổ biến về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", theo Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Tham luận của Bộ Nội vụ tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về chính quyền đô thị. Hiện chỉ có ba thành phố tổ chức mô hình này là Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, còn lại đều là cấp chính quyền địa phương với HĐND và UBND. Như vậy là chưa có sự phân biệt giữa nông thôn và đô thị.

Cơ chế vận hành bộ máy hành chính đô thị còn bị "cắt khúc" theo từng cấp trong nội bộ; điều hành hành chính thì mang tính tập thể của ủy ban; trách nhiệm cá nhân người đứng đầu là chủ tịch UBND chưa rõ ràng. Thực trạng này làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của chính quyền đô thị.

Do đó, Bộ Nội vụ đề xuất đổi mới tổ chức đơn vị hành chính đô thị theo hướng phân định, thành lập, điều chỉnh và sắp xếp cho phù hợp với đặc điểm vùng miền và quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu mở rộng mô hình không tổ chức HĐND ở quận, phường (khu vực nội thành, nội thị) như đang thực hiện ở TP Đà Nẵng và TP HCM.

"Nghiên cứu kinh nghiệm các nước về mô hình tòa thị chính, thị trưởng ở đô thị cho phù hợp với đặc thù Việt Nam", Bộ Nội vụ đề xuất.

Tòa thị chính còn gọi là tòa nhà chính quyền địa phương, là trụ sở hành chính của một thành phố, thị trấn hay đơn vị hành chính khác. Từ năm 2013, khi xây dựng Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị, Bộ Nội vụ đề xuất có tòa thị chính, thị trưởng, quận trưởng, huyện trưởng, trưởng phường, trưởng thị trấn; đồng thời thiết lập cơ quan hành chính đô thị ở thành phố trực thuộc trung ương và thành phố, thị xã thuộc tỉnh là tòa thị chính, đứng đầu là thị trưởng.

Một góc thành phố Hà Nội từ trên cao. Ảnh: Giang Huy

Theo Bộ Nội vụ, cách quản lý nhà nước ở đô thị cần chuyển đổi sang quản trị, hướng đến sự tham gia và mở rộng đối thoại với người dân. Đây là cơ sở để xây dựng chính quyền đô thị phản ứng nhanh nhạy, hoạt động tốt hơn, nhưng với chi phí ít hơn, chịu trách nhiệm giải trình trước dân.

Đơn vị hành chính cấp chính quyền địa phương (có HĐND và UBND) phải hoàn thiện nguyên tắc hoạt động, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu và từng thành viên UBND; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình giám sát của HĐND. Đơn vị hành chính không tổ chức HĐND thì phải quy rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chủ tịch UBND.

"Phân quyền giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương phải đẩy mạnh theo hướng đề cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đảm bảo chính quyền đô thị tự chủ về ngân sách, tổ chức bộ máy, quản lý dân cư, bảo vệ môi trường", Bộ Nội vụ đề xuất.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ sẽ phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực, thông minh, kết nối khu vực và thế giới. Các cơ quan sẽ hoàn thiện thể chế về quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị.

Việt Nam phấn đấu xây dựng 5 đô thị tầm cỡ quốc tế, là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và thế giới. Số đô thị trên toàn quốc đạt 950-1.000 năm 2025 và 1.000-1.200 năm 2030; kinh tế đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% năm 2025 và 85% năm 2030.

Anh Cao
Nguồn: vietnamnet.vn
Tìm kiếm