Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở - tiếp cận từ giác độ thể chế hóa quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa
12/01/2023 16:42 - Lượt xem: 7503
Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với tỷ lệ tán thành rất cao. Đạo luật này là cơ sở chính trị, pháp lý rất quan trọng để thể chế hóa quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, cũng như từng bước xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Các yếu tố tác động đến xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân ở Việt Nam
12/01/2023 16:42 - Lượt xem: 9156
Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân vừa là mục tiêu của công tác cải cách hành chính, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Để đạt mục tiêu đề ra, cần chú trọng thiết kế các yếu tố hợp thành, đồng thời phải quan tâm đến tác động từ những yếu tố thuộc môi trường hoạt động của nền hành chính Việt Nam.
Đẩy mạnh phân cấp về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức theo hướng khoa học, hiện đại
21/12/2022 15:31 - Lượt xem: 6605
Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng khoa học, hiện đại, cần chú trọng đến vấn đề phân cấp và trách nhiệm nhiều hơn cho chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Bài viết nghiên cứu, đánh giá về phân cấp trong tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức theo hướng khoa học, hiện đại, qua đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách trong phân cấp ở Việt Nam hiện nay.
Quản lý chương trình, tài liệu đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý
21/12/2022 15:31 - Lượt xem: 2587
Nghị định số 89/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ, công chức, viên chức đã tạo sự thay đổi căn bản và sâu sắc trong quản lý các chương trình, tài liệu, chứng chỉ đối với các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ mới. Để đưa nội dung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP vào thực tiễn, cần sửa đổi, bổ sung và quản lý hiệu quả chương trình, tài liệu ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tình hình hiện nay.
Nghiên cứu mô hình Thị trưởng của một số nước và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
21/12/2022 15:31 - Lượt xem: 4315
Chính quyền địa phương trên thế giới được tổ chức rất đa dạng với nhiều mô hình điển hình như: mô hình Thị trưởng – Hội đồng; Hội đồng - Ủy ban, Hội đồng – Quản lý, Ủy ban – Ban chấp hành… Thậm chí, trong một quốc gia cũng áp dụng nhiều mô hình chính quyền địa phương khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm địa lý, số lượng và mật độ dân cư của từng địa phương. Trong đó, mô hình Thị trưởng do Hội đồng bầu hoặc do người dân địa phương trực tiếp bầu đã được các nước áp dụng từ lâu và tương đối phổ biến trên thế giới. Đây vừa là một xu hướng vừa là giải pháp tổ chức bộ máy chính quyền đô thị hiện đại, văn minh. Bài viết đề cập đến mô hình Thị trưởng của một số nước, có tính chất tham khảo đối với Việt Nam.
Phát huy vai trò của đại biểu Quốc hội trong giám sát cán bộ và công tác cán bộ
21/12/2022 15:31 - Lượt xem: 19378
Giám sát cán bộ và công tác cán bộ được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra hiện nay là cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, cần tiếp tục phát huy vai trò của đại biểu Quốc hội trong việc giám sát cán bộ và công tác cán bộ.
Phát triển đội ngũ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay
15/12/2022 11:14 - Lượt xem: 4826
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã đề ra mục tiêu tổng quát là đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Đồng thời, giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Giảm mạnh tỷ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.
Những thành tựu nổi bật trong công tác cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay
15/12/2022 11:14 - Lượt xem: 7450
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đòi hỏi Nhà nước phải cải cách toàn diện, trong đó có cải cách hành chính (CCHC) nhà nước. Văn bản đầu tiên được xem là đánh dấu cho việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về CCHC là Nghị quyết số 38-CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính (TTHC) trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện đồng bộ, bài bản về CCHC được xem là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Kinh nghiệm chuyển đổi số trong khu vực công ở một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam
06/12/2022 14:32 - Lượt xem: 3815
Chuyển đổi số là quá trình sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể, toàn diện của cá nhân và tổ chức về cách thức làm việc và phương thức sản xuất trên môi trường số với các công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi ở cấp độ hệ thống nhằm thay đổi hành vi trên quy mô lớn. Bản chất của chuyển đổi số là sáng tạo; nội hàm của chuyển đổi số là thay đổi nhận thức và phương thức quản lý, vận hành. Nền tảng cơ bản cho chuyển đổi số, bao gồm cả hệ thống khu vực công, là những thay đổi về công nghệ, khả năng và sự sẵn sàng của nhân viên để thực hiện. Những thay đổi về công nghệ không chỉ được hiểu là hiện đại hóa và tạo ra một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thích hợp cung cấp khả năng sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giải quyết tốt công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, người dân
01/12/2022 21:13 - Lượt xem: 12969
Là một nội dung của cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Cải cách thủ tục hành chính cần tiền đề là cải cách thể chế, sự song hành của cải cách công vụ và sự thúc đẩy của hiện đại hóa nền hành chính. Bài viết phân tích một số nội dung nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giải quyết tốt công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, người dân.