BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Chương trình điều tra xã hội học

Một số vấn đề cốt yếu về xây dựng thể chế phát triển nhanh - bền vững

Một số vấn đề cốt yếu về xây dựng thể chế phát triển nhanh - bền vững

18/11/2019 07:55 - Lượt xem: 12790

Sự chuyển biến mau lẹ của thời cuộc vừa đòi hỏi cấp thiết, vừa tạo nền để chúng ta xây dựng, thực thi thể chế phát triển nhanh - bền vững. Đây là một sự nghiệp to lớn, một quá trình lâu dài, không thể chần chừ nhưng cũng không thể nóng vội. Kế thừa những thành tựu lý luận tích lũy được qua hơn 30 năm đổi mới; cập nhật, nắm bắt các xu thế phát triển của thời đại; tính toán toàn diện điều kiện, khả năng của đất nước để xây dựng và thực hiện vững chắc thể chế phát triển nhanh - bền vững là con đường đi đến thành công.

Xác định vị trí việc làm - “Nút thắt” trong tinh giản biên chế, cải cách tiền lương hiện nay

Xác định vị trí việc làm - “Nút thắt” trong tinh giản biên chế, cải cách tiền lương hiện nay

18/11/2019 07:55 - Lượt xem: 7502

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Năm 2021 chế độ tiền lương mới sẽ được áp dụng thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị, vì thế việc xác định vị trí việc làm phải được thực hiện theo hướng kế hoạch hóa, khoa học hóa và quy chế hóa với sự cam kết chính trị của người đứng đầu đơn vị ngay từ bây giờ.

Hoàn thiện chính sách cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Hoàn thiện chính sách cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

18/11/2019 07:55 - Lượt xem: 18191

Công tác cán bộ là tổng thể các biện pháp của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, điều động cán bộ; bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, ...  nhằm phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ theo hướng bố trí số lượng hợp lý, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong tình hình mới. Đảng ta đã xác định đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.

Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số

Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số

18/11/2019 07:55 - Lượt xem: 15267

Trong thời kỳ Cách mạng 4.0, các phương thức hoạt động kinh tế các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đổi mạnh mẽ, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu dựa trên ứng dụng công nghệ số. Để thích ứng với nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế số, Nhà nước cũng phải đổi mới mô hình và cách thức áp dụng công nghệ số trong quản lý kinh tế.

Bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

18/11/2019 07:55 - Lượt xem: 28309

Thực hiện “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” theo Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị, thời gian qua hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, sự tác động của hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm cho kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi, đòi hỏi hệ thống pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện phù hợp với thực tế. Bài viết luận giải các yếu tố bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật và đề xuất một số giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

18/11/2019 07:55 - Lượt xem: 84649

Đại hội XI, XII của Đảng yêu cầu phải làm rõ về nội dung, phương thức, mô hình cầm quyền của Đảng, về đặc điểm, điều kiện để một Đảng duy nhất cầm quyền một cách hiệu quả, bền vững. Bài viết tập trung làm rõ những vấn đề Đảng ta đã nêu ra, trong đó có sự nhận thức lý luận về nội dung, phương thức, mô hình cầm quyền của Đảng ta; so sánh về mặt lý luận và thực tiễn các mô hình cầm quyền của một số đảng chính trị trên thế giới, để khẳng định những thành tựu lý luận cũng như những hạn chế, những vấn đề đặt ra nhằm phát huy vai trò cầm quyền của Đảng trong giai đoạn mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng trí thức và những gợi mở cho hôm nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng trí thức và những gợi mở cho hôm nay

18/11/2019 07:54 - Lượt xem: 5831

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trí thức và khi giữ cương vị là người đứng đầu đất nước, Người rất quan tâm đến trí thức và vấn đề trí thức. Tư tưởng về trí thức của Hồ Chí Minh đã được hình thành ngay từ khi Người còn hoạt động ở nước ngoài và được thể hiện rõ nhất sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là trong việc thành lập các Chính phủ lúc bấy giờ. Từ tư tưởng trọng dụng trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ xung quanh mình rất nhiều những trí thức nổi tiếng toàn tâm, toàn ý vì đất nước và nhân dân. Thực hiện tư tưởng trọng dụng trí thức của Hồ Chí Minh, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút và trọng dụng đội ngũ này.

Hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu chiến lược cán bộ của Đảng

Hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu chiến lược cán bộ của Đảng

04/09/2019 09:52 - Lượt xem: 7675

Tiếp tục quán triệt, hoàn thiện Chiến lược cán bộ và nhiệm vụ đề ra tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: “Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ” và “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ và thực hiện thành công Chiến lược cán bộ của Đảng, nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết đặt ra đối với Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ trong thời gian tới là cần phải thể chế hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW thành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (CBCC).

Đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần ngăn ngừa tham nhũng

Đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần ngăn ngừa tham nhũng

04/09/2019 09:50 - Lượt xem: 109393

Trên cơ sở khái quát những nội dung cơ bản về tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và rút ra kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn tham nhũng ở nước ta, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống góp phần giảm thiểu, ngăn ngừa tệ nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay.

Vấn đề tài chính trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Vấn đề tài chính trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

04/09/2019 09:49 - Lượt xem: 6323

Ngày 24/12/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã nhằm tổ chức các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số phát sinh liên quan đến vấn đề tài chính, vì vậy cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể của các cấp, ban, ngành và từng địa phương. Bài viết phân tích và đưa ra một số đề xuất nhằm tạo sự thống nhất khi áp dụng trong thực tiễn.

Tìm kiếm