Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 đặt mục tiêu tập trung chỉ đạo, điều phối các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các Chương trình, Chiến lược quốc gia về phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Năm 2023 là Năm Dữ liệu số quốc gia, tập trung vào thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng cụ thể như sau:
Dữ liệu sốPhấn đấu 100% Bộ, ngành, địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục.
100% Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm danh mục dữ liệu mở, công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý và mức ộđ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn của kế hoạch; cung cấp lần đầu gữ liệu mở theo kế hoạch. 100% Bộ, ngành, địa phương cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (NDXP/LGSP).
Trên 30% Bộ, ngành, địa phương triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. 100% Bộ, ngành, địa phương triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến. 100% Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước triển khai các hoạt động nâng cao năng lực phát triển và quản trị dữ liệu thuộc phạm vi quản lý.
100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học và các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân đang hoạt động đào tạo các trình độ cao đẳng, đại hcọ đã tiến hành rà soát các chương trình đào tạo để xem xét bổ sung, lồng ghép nội dung, chuẩn đầu ra về dữ liệu lớn, thiết kế, phân tích, xử lý dữ liệu phù hợp với đặc thù tương ứng của từng ngành, nghề đào tạo. 100% các trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan nha fnước được đánh giá an toàn thông tin và dán nhãn tín nhiệm mạng.
Chính phủ sốKế hoạch đặt chỉ tiêu 100% Bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
100% Bộ, ngành, địa phương hoàn thành triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử. 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 40% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
30% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công; 60% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; 50% hồ sơ thủ tục hành chính được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa. Trên 30% Bộ, ngành, địa phương triển khai trợ lý ảo phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức và phục vụ người dân.
Trên 10% hoạt động kiểm tra hành chính định kỳ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đối tượng quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Trên 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản.
Kinh tế sốPhấn đấu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP trên 16%. Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ trên 8,5%. 100% Bộ, ngành, địa phương ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số thuộc phạm vi quản lý.
100% Bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế thuộc phạm vi quản lý. Trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận dùng thử các nền tảng chuyển đổi số, trên 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên sử dụng các nền tảng chuyển đổi số.
Xã hội số
Kế hoạch đặt chỉ tiêu tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh trên 80%. Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng trên 85%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử trên 30%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân trên 20%.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác trên 75%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến trên 60%. Tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa trên 30%. Tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử trên 80%.
An toàn, an ninh mạngPhấn đấu tỷ lệ hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trên 80%. Tỷ lệ hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trên 30%.
Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động thông minh có sử dụng phần mềm an toàn thông tin mạng cơ bản trên 20%. Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng có sử dụng giải pháp an toàn thông tin mạng cơ bản đạt trên 10%.
Nhiệm vụ trọng tâm phân công các thành viên Ủy ban Quốc gia trực tiếp chỉ đạoThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông điều phối, đôn đốc thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ủy ban Quốc gia và kế hoạch Năm Dữ liệu số quốc gia; chủ trì, chỉ đạo, các địa phương phối hợp thực hiện phổ cập điện thoại di động thông minh và cáp quang băng rộng toàn dân; phát triển hệ sinh thái điện toán đám mây Việt Nam đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, phân tích, xử lý dữ liệu lớn và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Bộ trưởng Bộ Công an tiếp tục phát huy vai trò của Tổ trưởng Tổ công tác trong đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, chỉ đạo thúc đẩy triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xây dựng, vận hành, phát triển Hệ thống thông tin báo cáo của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hình thành Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng cập nhật, tổng hợp thông tin từ các cấp chính quyền theo thời gian thực, nâng cao tỷ lệ tự động hóa thông qua việc kết nối tự động với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, chỉ đạo triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức để quản lý đồng bộ, thống nhất, minh bạch, kịp thời, tạo nguồn dữ liệu cốt lõi cho phát triển Chính phủ số; xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho lực lượng cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Y tế; Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, Quyết định cũng nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm phân công Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo…
Mời xem toàn văn Kế hoạch tại
FILE đính kèm:
Anh Cao