XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(Báo cáo tại Cuộc họp kỹ thuật ACCSM 13, 5-6/9/2006, Cămpuchia)
Đội ngũ cán bộ công chức là nhân tố quyết định trong việc thực hiện một nền hành chính hiệu lực hiệu quả, của một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và chuẩn bị trở thành thành viên chính thức WTO. Chính vì vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tận tuỵ, ngang tầm, đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ mới, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế đang là một yêu cầu cấp bách của cải cách hành chính của Việt Nam.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước từ trung ương đến cấp huyện của Việt Nam có khoảng 1.600.000 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó có khoảng 200.000 cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà n ước; 83.000 cán bộ làm việc trong các cơ quan thuộc Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; khoảng 1.320.000 cán bộ, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra còn có gần 250.000 cán bộ, công chức chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức đã đư ợc rèn luyện, thử thách qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, và xây dựng đất nư ớc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp Cách mạng. Kiến thức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bư ớc trưởng thành về mọi mặt, đã góp phần quan trọng vào sự thành công của công cuộc đổi mới đất n ước trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt để chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đến nay, phần lớn cán bộ, công chức, viên chức đã được trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác. Ở các cơ quan trung ương đã có trên 70% cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo đại học và trên đại học, trên 25% cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo trung, sơ cấp. Ở địa phương đã có trên 41% cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo đại học và trên đại học, trên 30% cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ đào tạo trung, sơ cấp, và vẫn còn trên 25% cán bộ, công chức, viên chức mới chỉ được bồi dưỡng ngắn ngày hoặc chưa qua đào tạo.
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu hội nhập thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh mặc dù đã năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới, nhưng kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong môi trường của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thiếu am hiểu về luật pháp, thông lệ thương mại quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cùng với việc xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiêu lực hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Việt Nam chúng tôi đang tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải có số l ượng, cơ cấu đồng bộ và hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tiễn về ngành nghề, ngạch bậc, trình độ, tuổi, giới tính, vùng và dân tộc, từng bư ớc tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại; trung thành Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sẵn sàng hy sinh để bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi tích quốc gia; chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định của pháp luật; tận tuỵ phục vụ nhân dân; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; được đào tạo và trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác; có đủ kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; có đủ năng lực thực tiễn xây dựng chính sách, tổ chức điều hành và thực hiện theo chức trách đảm nhiệm; có đủ sức khỏe để thực thi công vụ và phục vụ nhân dân.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam đang tập trung thực hiện những việc sau:
- Một là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế xây dựng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu của nền hành chính hiện đại, tương xứng với trình độ chung của nền hành chính khu vực, từng bước đạt trình độ chung của thế giới. Trước hết là tiếp tục thực hiện Pháp lênh Cán bộ, công chức đã được sửa đổi bổ sung năm 2003, hoàn thiện các chế độ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng Luật Công vụ để tạo khung pháp lý cơ bản lâu dài cho xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Hai là: Xây dựng và thực hiện thống nhất các cơ chế: tạo nguồn, tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể, xác định rõ vị trí, chức trách, nhiện vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng, chuyên nghiệp, năng động, thực hiện chế độ phân công nhiệm vụ có thời hạn. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chức danh, tiêu chuẩn theo ngạch công chức, ngạch viên chức và theo chức danh cán bộ, công chức, viên chức. Phấn đấu 100% công chức hành chính đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của ngạch và chức danh. Viên chức sự nghiệp đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật của nghề nghiệp. Cán bộ quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, hiểu biết và có kinh nghiệm về quản lý nhà n ước và quản lý sản xuất kinh doanh, am hiểu luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế đặc biệt là về lĩnh vực kinh doanh, thương mại quốc tế. Trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời kế thừa sử dụng tốt cán bộ, chuyên gia có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm công tác; có chính sách thu hút nhân tài vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Ba là: Thực hiện việc điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sơ tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh, theo quy trình chặt chẽ, trách nhiệm rõ ràng. Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vừa là để thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch vừa là để phòng ngừa tiêu cực tham nhũng.
- Bốn là: Xây dựng đạo đức công vụ và kỷ luật công vụ, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, hoàn thiện quy trình giải quyết công việc nhằm nâng cao trách nhiệm công tác trong thực hiện nhiệm vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tạo chuyển biến rõ rệt về kỷ luật hành chính. Xây dựng chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thư ởng phạt nghiêm minh để bảo đảm kỷ cư ơng hành chính và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.
- Năm là: Thực hiện đánh giá cán bộ thường xuyên, căn cứ vào tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hiệu quả công việc thực tế của mỗi cán bộ, công chức, viên chức. Đánh giá phải trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc đánh giá cán bộ công chức. Bản thân cán bộ công chức phải nghiêm túc tự đánh giá. Thực hiện công khai dân chủ trong công tác đánh giá.
- Sáu là: Đổi mới nội dung chư ơng trình, và phư ơng thức đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và nghề nghiệp của từng loại cán bộ, công chức, viên chức. Cán bộ, công chức hành chính được đào tạo bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà n ước và lý luận chính trị, các kỹ năng nghiệp vụ thành thạo vi tính và ngoại ngữ.
- Bảy là: Xây dựng chính sách, chế độ phù hợp đối với mỗi loại cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương, cách trả lương phù hợp với việc đổi mới cơ chế quản lý trong thực hiện quyền tự chủ đối với từng loại hình tổ chức.
- Tám là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, từ khâu tuyển dụng, sử dụng và nhất là công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
- Chín là: Đổi mới, xây dựng và nâng cao năng lực của cơ quan và cán bộ làm công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Áp dụng công nghệ thông tin và các công cụ quản lý hiện đại trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo phục vụ cho công tác quản lý, làm cơ sở xây dựng qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách.
Việt Nam đang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2006 - 2010 trong xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó đòi hỏi năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải được nâng cao về mọi mặt. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải đổi mới, và quyết liệt hơn, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ổn định chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị tốt, có kiến thức toàn diện về kinh tế thị trường, kế thừa được các giá trị truyền thống dân tộc và tiếp thu được tri thức nhân loại, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá và yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam.