Phụ lục I
Hội nghị các nước Đông Nam Á về Vấn đề Công vụ Lần thứ 14 - (ACCSM 14)
Bali, In-đô-nê-xi-a-đô-nê-xi-a
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC 2008-2012
1. Nhiệm vụ
Hội nghị các nước Đông Nam Á về Vấn đề Công vụ Lần thứ 12 (ACCSM 12), được tổ chức tại Darussalam-Brunây vào tháng 10 năm 2003, đã nhất trí phát triển Kế hoạch Công tác 5 năm về vấn đề công vụ của các nước ASEAN và thành lập nhóm công tác để phục vụ cho kế hoạc này. Nhóm công tác ACCSM đã hoàn thành bản dự thảo Kế hoạch Công tác vào tháng Giêng năm 2004 để thông qua tại Hội nghị ACCSM.
Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị ACCSM Lần thứ 14, được tổ chức tại Bandung – In-đô-nê-xi-a-, vào các ngày 9-10 tháng 5 năm 2007, Ban Thư ký ASEAN được yêu cầu rà soát lại và cập nhật bản dự thảo Kế hoạch Công tác có tính đến các diễn biến mới đây và các quyết định của các nhà lãnh đạo các nước ASEAN.
Bản dự thảo Kế hoạch Công tác ACCSM đó đã được trình lên Hội nghị ACCSM chính thức Lần thứ 14 tại Bali, In-đô-nê-xi-a vào tháng 10 năm 2007 để thông qua.
2. Giới thiệu
ACCSM được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho việc thành lập Cộng đồng ASEAN tới năm 2015 thông qua việc tiếp tục phát triển nền công vụ có hiệu quả, có năng lực, có trách nhiệm giải trình và đáp ứng nhạy bén tại ASEAN như đã phản ánh tại Tuyên bố Sứ mệnh đã được thông qua tại Hội nghị ACCSM Lần thứ 10 tại Thái Lan năm 1999. ACCSM đã thừa nhận tính cần thiết để tiếp tục thực hiện những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng của nền công vụ đáp ứng được những thách thức trong việc hội nhập khu vực và xây dựng cộng đồng.
Hành chính công được uỷ thác với trách nhiệm trong việc cung cấp một chính phủ hiệu quả thông qua việc tham gia lớn hơn của công chúng, các cơ cấu tổ chức đáp ứng nhạy bén, các hệ thống có chất lượng, lực lượng lao động có năng lực, môi trường tôn trọng sự học tập, trao quyền và quản trị đất nước. Về mặt này, ACCSM đã đưa ra một diễn đàn để chia sẻ những thực tiễn sắc bén trong quản lý công hướng tới việc nâng cao quản lý công vụ ở các nước ASEAN.
Việc thực hiện Kế hoạch này sẽ tính đến chỉ thị của các Lãnh đạo ASEAN như Tầm nhìn ASEAN 2010, Hiệp ước Bali II, Chương trình Hành động Viên-chăn và các lần sửa đổi văn kiện này, Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), các quyết định có liên quan của các Diễn đàn ASEAN khác, và những thách thức hiện tại của công vụ trong khu vực.
3. Sứ mệnh
a) ACCSM sẽ góp phần vào việc thành lập Cộng đồng ASEAN tới năm 2015 thông qua tăng cường sự hợp tác về công vụ tại các nước ASEAN.
b) ACCSM sẽ thúc đẩy sự cộng tác giữa các nước ASEAN trong việc thúc đẩy hoạt động của nền công vụ hiệu quả, hiệu lực, trách nhiệm giải trình khu vực công, và quản trị đất nước tốt.
c) ACCSM sẽ tạo đòn bẩy cho các thế mạnh của các nước thành viên ASEAN thông qua:
· việc tăng cường các cơ chế hiện thời cho xây dựng mạng lưới, học hỏi lẫn nhau, và cùng chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên;
· việc thúc đẩy và tạo điều kiện để trao đổi thực tiễn tốt nhất và những đổi mới về quản lý công bằng việc tăng cường vai trò của các Trung tâm Nguồn ASEAN với tư cách là nơi cung cấp chuyên gia trong khả năng và chuyên môn tương ứng của mình; và
· việc thiết lập các sáng kiến hỗ trợ giúp nền Công vụ ASEAN phát triển và chấp nhận những thực tiễn sắc bén ; và
· việc thực hiện các chương trình khác nhau về các vấn đề công vụ với dụ hỗ trợ và giúp đỡ của các Bên Đối thoại ASEAN và các cơ quan khác trong khu vực/quốc tế.
4. Các mục tiêu
· Thực hiện chỉ thị của các nhà lãnh đạo các nước ASEAN trong lĩnh vực công vụ;
· Phát triển các chiến lược và chương trình/dự án có sự hỗ trợ qua lại giữa các nước thành viên ASEAN trong việc tạo ra một môi trường có lợi và sự phát triển của chiến lược vì một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả và nền quản trị đất nước tốt (theo mục 1.1.3, Chương trình Hành động Viên-chăn); và thiết lập những sáng kiến hỗ trợ hướng tới thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN;
· Thảo nghị và đề xuất vị trí hoặc những hiểu biết chung trong những hoàn cảnh thích hợp, đặc biệt trong việc chuẩn bị cho các hội nghị quốc tế có liên quan đến các vấn đề công vụ;
· Xây dựng khung chiến lược và tạo ra động cơ thúc đẩy vì sự cộng tác sâu rộng hơn thông qua chia sẻ và trao đổi thông tin, kinh nghịêm và kiến thức thực tiễn;
· Tăng cường cơ chế hiện thời để hoạt động theo mạng lưới và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn;
· Tăng cường năng lực và tạo điều kiện để các nước thành viên ASEAN học hỏi lẫn nhau;
· Thúc đẩy và tạo điều kiện để chấp thuận những thực tiễn tốt và những đổi mới về quản lý công trong nền công vụ; và
· Thúc đẩy sự hợp tác phối hợp với các Bên đối thoại ASEAN và các cơ quan trong khu vực hoặc quốc tế trong việc thực hiện các chương trình về các vấn đề công vụ; và
· Đánh giá việc thực hiện của các dự án/hoạt động ACCSM và nhận biết những lĩnh vực ưu tiên để hợp tác về ACCSM khi cần thiết.
5. Các lĩnh vực ưu tiên:
Mười lĩnh vực ưu tiên dưới đây được xác định và xếp thành ba lĩnh vực ưu tiên lớn như sau:
Tâm điểm: tăng cường năng lực của lực lượng lao động
Các linh vực ưu tiên
a) Các kỹ năng Anh ngữ (nhóm các nước Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam)
b) Xây dựng năng lực (quản lý nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực)
Hai mối quan tâm chiến lược bên dưới việc “Tăng cường các kỹ năng công việc của lực lượng lao động” có ảnh hưởng lớn đến nền công vụ trong toàn khu vực đã được xác định, ví dụ quản lý công tác cũng như hệ thống tuyển dụng và sắp xếp sử dụng. Các nước thành viên sẽ học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm phong phú của chúng ta.
Tâm điểm: Xây dựng năng lực thể chế
Các lĩnh vực ưu tiên:
c) Chính phủ điện tử
d) Quản lý chất lượng
e) Cung ứng dịch vụ
f) Tổ chức quan tâm sự học tập
g) Trung tâm đánh giá
Tâm điểm: Tăng cường năng lực lãnh đạo
Các lĩnh vực ưu tiên
h) Quản lý sự thay đổi (bao gồm toàn cầu hoá)
i) Phát triển lãnh đạo
j) Quản lý chiến lược
k) Quản trị quốc gia tốt, trách nhiệm giải trình, và liêm chính
Đối với mỗi lĩnh vực ưu tiên, những mục tiêu/những nhiệm vụ cần làm được tối thiểu và các chỉ số thực hiện phải được xác định trong giai đoạn 2008-2012. Qua đó, sẽ tạo thuận lợi cho việc đánh giá hoạt động và theo dõi giám sát việc thực hiện Kế hoạch Công tác.
Các tiêu chí hoặc tiêu chuẩn sẽ được công thức hoá nhằm đưa ra những chỉ dẫn cho các nước thành viên trong việc xây dựng các dự án/chương trình và tiếp theo là việc các nước thành viên ASEAN đệ trình các dự án/chương trình của mình.
6. Các chương trình – 5 cấp độ:
Các chương trình được xác định để thực hiện theo 5 cấp độ.
a) Các chương trình ở Cấp quốc gia:
Các nước thành viên ASEAN cam kết tiếp tục nâng cao hiệu quả, hiệu lực, trách nhiệm giải trình, và tính cạnh tranh của nền công vụ và cam kết cùng chia sẻ những thực tiễn tốt nhất, những bài học với các nước thành viên ASEAN khác.
b) Các chương trình ở Cấp tiểu vùng:
Các dự án về công vụ của các nước ASEAN hướng tới thu hẹp khoảng cách phát triển kể cả vấn đề xây dựng năng lực và chia sẻ kinh nghiệm/thông tin giữa các nền công vụ của các nước thuộc nhóm CLMV thông qua các hoạt động như chương trình đào tạo, các hội thảo, và trao đổi các chuyến thăm làm việc. Các dự án ACCSM sẽ hoàn thành những nỗ lực cho Sáng kiến Hội nhập ASEAN.
c) Các chương trình Cấp toàn bộ ASEAN:
ACCSM sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong việc hiện thực hoá việc xây dựng nền công vụ hiệu quả, hiệu lực, năng lực, có trách nhiệm giải trình, và đáp ứng nhạy bén trong ASEAN thông qua các hoạt động của các Trung tâm Nguồn ASEAN, Các cơ quan ban ngành chuyên môn ASEAN, và các hoạt động/ dự án khu vực khác hỗ trợ cho việc thực hiện những vấn đề ưu tiên của ACCSM. Các Trung tâm Nguồn ASEAN sẽ thiết lập những mối quan hệ hợp tác với các Trung tâm Chất lượng cao ASEAN khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
d) Các chương trình ở Cấp quốc tế:
ACCSM sẽ thức đẩy sự hợp tác với các bên đối tác từ các Bên Đối thoại ASEAN và các cơ quan phát triển có những chương trình mạnh về quản trị đất nước và cải cách khu vực công như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB), CIDA, JICA và các tổ chức/cơ quan khác).
e) Sự tham gia của công chúng
ACCSM sẽ làm việc với các khu vực tư nhân và xã hội dân sự trong các loĩnh vực lợi ích chung, đặc biệt là với những tổ chức có đóng góp vào việc hội nhập khu vực và xây dựng cộng đồng.
7. Các phương thức tài trợ:
Tất cả các dự án sẽ được thực hiện chủ yếu trên cơ sở tự đảm bảo tài chính. Một số hình thức tài trợ khác như:
a) Các dự án được tài trợ hoàn toàn: Nước chủ nhà sẽ chịu mọi chi phí có liên quan đến dự án.
b) Các dự án phối hợp ASEAN: 2 hoặc hơn 2 nước thành viên ASEAN có thể hợp tác để tổ chức dự án dựa trên cơ sở 2 bên cùng chịu chung những chi phí có liên quan đến dự án; và
c) Tài trợ của Bên thứ 3:
Các nước có thể tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài từ các tổ chức cơ quan như UNDP, CIDA, JICA, ADB và các cơ quan khác tương tự. Việc tìm kiếm các nhà tài trợ cho Kế hoạch Công tác có thể do Ban Thư ký ASEAN hỗ trợ.
8. Thực hiện và tổng kết:
Tất cả các nước thành viên ASEAN cam kết thực hiện trách nhiệm cá nhân cũng như tập thể của mình theo kế hoạch này. Tất cả các Trung tâm Nguồn ASEAN sẽ được hướng dẫn thông qua các lĩnh vực ưu tiên đã nêu trên và sẽ chuyển đổi các lĩnh vực ưu tiên đó thành các dự án hợp tác cụ thể và chính sách khu vực. Trong vòng năm năm tới, sẽ đạt được tiến độ trọng yếu trong tất cả các lĩnh vực ưu tiên trên đây. Sẽ được tiến hành một đợt đánh giá kiểm điểm giữa kỳ của Kế hoạch Công tác này nhằm cập nhật và sửa đổi những nội dung quy định trong trường hợp cần thiết.
9. Các vấn đề khác:
a. Một số thoả thuận về cơ chế cần được chấp thuận trong việc cân nhắc và đề xuất quan điểm và các vấn đề công vụ chung
b. Đưa vào khung hợp tác phối hợp, và
c. Sự lồng ghép một cơ chế để đánh giá các chương trình/đề án ACCSM
d. Kiểm điểm đánh giá Trung tâm Nguồn ASEAN
e. Thiết lập trang web tương tác cho ACCSM.