Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng (TĐKT) đã thể hiện cơ bản các quan điểm theo định hướng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Đó là một trong những ý kiển nổi bật được đại biểu Quốc hội góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
Theo Báo cáo của UBTVQH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng do Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai trình bày: Tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, có 125 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 18 ý kiến phát biểu tại Hội trường, nhiều đại biểu, cơ quan, tổ chức gửi ý kiến bằng văn bản.
Sau kỳ họp, UBTVQH đã chỉ đạo Ủy ban về các vấn đề xã hội, Ban soạn thảo dự án, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu QH để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.
Góp ý với dự thảo, đại biểu Thượng tọa Thích Thanh Quyết (ĐB Quảng Ninh) và ĐB Khúc Thị Duyền, Thái Bình và một số ĐB khác cho rằng, việc sửa đổi Luật đã thể hiện cơ bản các quan điểm theo định hướng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đó là: Nâng cao tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng; phân cấp và mở rộng thẩm quyền khen thưởng đối với một số hình thức khen thưởng.
Trong đó, cần tiếp tục thể hiện rõ trong dự thảo Luật các vấn đề: Tăng tỷ lệ khen thưởng đối với kết quả lao động sáng tạo; quy định thống nhất các hình thức khen thưởng trong hệ thống chính trị và đối với các tổ chức, cá nhân.
Ðặc biệt, cần có những quy định cụ thể hình thức khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp. Việc dự thảo luật chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp sẽ tạo động lực mới cho các phong trào thi đua và các tầng lớp nhân dân, hạn chế việc khen thưởng chỉ tập trung đối với cấp lãnh đạo...
Bên cạnh đó, việc khen cần có mức thưởng tương ứng, phù hợp và bảo đảm tính động viên, khuyến khích; tránh hiện tượng khen nhưng chỉ thưởng qua loa, chiếu lệ, không phù hợp, không tương xứng với những thành tích xuất sắc của người được khen thưởng.
Một số đại biểu đề nghị Dự thảo Luật cần bổ sung hình thức khen thưởng các hộ gia đình có công, có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, trong thực tế xây dựng nông thôn mới, ở khắp nơi trong cả nước đã xuất hiện nhiều hộ gia đình sẵn sàng hiến hàng trăm đến hàng nghìn m2 đất ở cùng cây trồng... để làm đường giao thông nông thôn. Ðây là những hộ gia đình rất cần được tuyên dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng.
Về nguyên tắc thi đua, khen thưởng, một số đại biểu cho rằng, cần bổ sung các nguyên tắc: Cùng một thành tích thì không xét các danh hiệu thi đua khác nhau hoặc không để các cấp khác nhau cùng xét khen thưởng nhằm tránh bệnh thành tích và hạn chế tác dụng của phong trào thi đua; nếu cấp trên đã khen thì cấp dưới không khen trùng và cấp nào khen thì cấp đó thưởng.
Có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ và chi tiết hơn đối với Kỷ niệm chương, Huy hiệu và Chính phủ cần hướng dẫn cụ thể, vì trong thực tế thời gian qua, các hình thức khen thưởng này có phần hình thức.