BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Kiểm tra, khảo sát về công tác tổ chức bộ máy, biên chế, tinh giản biên chế của các cơ quan thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước và sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP

30/06/2009 09:35

Thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, khảo sát về công tác tổ chức bộ máy, biên chế, tinh giản biên chế đợt 2 năm 2009 tại văn bản số 835/BNV-TCBC ngày 27/3/2009,  Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính tiến hành khảo sát hệ thống tổ chức Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị để phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước; đồng thời kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về tinh giản biên chế và tình hình thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Qua báo cáo và thực tế kiểm tra, khảo sát tại các đơn vị nêu trên, Đoàn kiểm tra có một số nhận xét sau:
     I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
     1. Về tổ chức bộ máy
      - Tình hình thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy
   Thực hiện Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống tổ chức Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo 03 cấp, phù hợp với đơn vị hành chính: cấp Trung ương (Kho bạc Nhà nước); cấp tỉnh (Kho bạc Nhà nước tỉnh); cấp huyện (Kho bạc Nhà nước huyện).
     - Một số kiến nghị kiện toàn tổ chức bộ máy
   Kiện toàn tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước tại các thành phố, thị xã thuộc tỉnh, bảo đảm hệ thống tổ chức của Kho bạc Nhà nước được tổ chức thống nhất theo 3 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện.
   Nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước, bảo đảm tính khoa học, thống nhất, thông suốt, tinh gọn, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và lộ trình hiện đại hóa ngành Kho bạc.
     2. Về biên chế
    - Về quản lý và sử dụng biên chế:
   Về cơ bản, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và Kho bạc Nhà nước cấp huyện của các tỉnh qua khảo sát đã tổ chức quản lý và sử dụng biên chế theo đúng chỉ tiêu biên chế được giao.
    - Về chất lượng cán bộ, công chức và thực hiện chính sách tinh giản biên chế:
   + Về cơ bản, cán bộ, công chức, viên chức tại Kho bạc Nhà nước các tỉnh được tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.
   + Trên cơ sở thực trạng về chất lượng và độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Kho bạc, trong những năm qua Kho bạc Nhà nước các tỉnh đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức; đồng thời, thực hiện chính sách tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
   Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc đối với một số đối tượng như: trường hợp cán bộ hạn chế về năng lực công tác, trình độ chưa đạt chuẩn so với tiêu chuẩn chức danh công chức, sức khỏe yếu.
   - Một số kiến nghị về biên chế và chính sách tinh giản biên chế
   + Trên cơ sở kiện toàn tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước tại các thị xã, thành phố thuộc tỉnh, bảo đảm hệ thống tổ chức của Kho bạc Nhà nước được tổ chức thống nhất theo 3 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện. Theo đó, cần bổ sung biên chế cho các tổ chức mới (Kho bạc Nhà nước thành phố, thị xã thuộc tỉnh).
    + Đề nghị quy định chức danh được chuyển xếp ngạch A¬0 đối với cán bộ ngành tài chính có trình độ chuyên môn đào tạo hệ cao đẳng.
    + Đề nghị xem xét bổ sung đối tượng thi Chuyên viên Cao cấp đối với các chức danh Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
    + Đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tinh giản biên chế để áp dụng đối với các đối tượng có sức khỏe yếu, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và có nguyện vọng được nghỉ theo chính sách tinh giản biên chế.
    II. CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
    1. Về tổ chức bộ máy
    Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 08/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình và Quảng Trị đã thực hiện việc kiện toàn về tổ chức bộ máy, theo đó kiện toàn về công tác cán bộ của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng dẫn của các cơ quan Trung ương trên nguyên tắc bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
    2. Về biên chế
    Thực hiện Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
   Hàng năm, Sở Nội vụ hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế hành chính.
     3. Về thực hiện chính sách tinh giản biên chế
   Thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BNV-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP.
    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
     1. Về tổ chức bộ máy
    - Đề nghị xem xét tăng số lượng cấp phó đối với Sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, không nên quy định thống nhất số lượng cấp phó giữa các Sở, ngành.
    - Đề nghị xem xét lại quy định về số lượng cấp phó của cơ quan chuyên môn cấp huyện không quá 03 là bất hợp lý, vì thực tế hiện nay ở cấp huyện chỉ có từ 3 đến 5 biên chế và số lượng cấp phó chỉ có từ 1-2 người.
    - Đề nghị được bảo lưu phụ cấp chức vụ đối với các Giám đốc Sở cũ được bổ nhiệm lại giữ chức Phó Giám đốc Sở mới theo hướng dẫn kéo dài đến hết nhiệm kỳ bổ nhiệm chức vụ cũ.
    - Đề nghị sớm có hướng dẫn mô hình tổ chức quản lý đối với Sở, phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực vì đây là vấn đề mới, chưa có kinh nghiệm.
    2. Về biên chế
     - Đề nghị tăng cường biên chế cho các Sở, ngành do thành lập thêm phòng, chi cục.
    - Đề nghị nghiên cứu lại việc phân cấp cho địa phương (Hội đồng nhân dân) quyết định về biên chế sự nghiệp./. 
 
Nguyễn Thị Khánh, Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ

Tìm kiếm