BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Hội nghị xây dựng các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật cán bộ, công chức

25/07/2009 08:39

Hôm nay, ngày 25/7/2009, tại Hải Dương, Bộ Nội vụ phối hợp với Ngân hàng phát triển châu Á, tổ chức Hội nghị xây dựng các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật cán bộ, công chức.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị

Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Văn Tất Thu, Nguyễn Duy Thăng; Đại diện Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); Đai diện các Bộ, ngành ở Trung ương, Sở Nội vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đại diện Lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.

 

Chủ toạ Hội nghị: (từ trái sang phải) Thứ trưởng Văn Tất Thu, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước Trần Anh Tuấn
   Các đại biểu dự Hội nghị đã nghe đại diện Lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Nội vụ, thay mặt Ban soạn thảo và tổ biên tập, trình bày những điểm chính, mới của Dự thảo 03 Nghị định; cụ thể như sau:
   1. Nghị định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức do Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Trần Anh Tuấn trình bày.
   2. Nghị định về nghỉ hưu và thôi việc đối với cán bộ, công chức do Vụ trưởng Vụ Tiền lương Đoàn Cường trình bày.
   3. Nghị định quy định hoạt động thanh tra công vụ do Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ Nguyễn Sỹ Cương trình bày.
   Và bài phát biểu của ông Đào Việt Dũng, Chuyên gia Cao cấp của ADB với nội dung Ban hành Luật Cán bộ, công chức thể hiện tầm nhìn xa, xây dựng nền tảng cơ bản giúp xây dựng nền công vụ hiệu lực, hiệu quả.
   Hội nghị đã chia tổ thảo luận, trao đổi, góp ý và thảo luận. góp ý tại hội trường. 
   Các ý kiến tập trung vào một số điểm sau:
   Về điểm chung cho 03 Dự thảo: cần có sự nhất quán xác định đối tượng cán bộ, công chức, để từ đó nêu rõ phạm vi, đối tượng của các Nghị định.  
   - Về Nghị định 1 (theo số thứ tự trên): Có hay không lập Hội đồng kỷ luật, trường hợp nào lập, trường hợp nào không lập Hội đồng kỷ luật; Thành phần Hội đồng kỷ luật là những ai để bảo đảm quyền của công chức, tính khách quan, khoa học; Cần quy định cụ thể thời hạn kỷ luật; Trách nhiệm của người đứng đầu khi ra Quyết định kỷ luật oan sai; Quy định lại thời hạn xử lý kỷ luật vì trong thực tế có những vụ việc công chức vi phạm kỷ luật nhưng nhiều năm sau mới phát hiện ra; Quy định chặt chẽ và thực tế hơn trình tự họp Hội đồng kỷ luật; Cấn có những quy định cụ thể về xử lý kỷ luật đối với cán bộ bầu cử; Hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu công chức không bị xử lý kỷ luật hoặc nếu công chức bị xử lý kỷ luật sai thì phải tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ hoặc tương xứng với vi trí cũ, …
   - Về Nghị định 2: Cần làm rõ chính xác nội hàm thôi việc, buộc thôi việc, cho thôi việc; Cần có tiêu chí cụ thể đánh giá công chức hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ; Quy định rõ thời hạn ra Quyết định thôi việc trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ; Đề nghị trợ cấp thôi việc nên quy định cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 2 tháng lương thay cho 1/2 tháng lương như trong Dự thảo; Trong Quyết định nghỉ hưu quy định rõ thời điểm nghỉ hưu; Không nên đặt vấn đề kéo dài thời gian công tác đối với công chức đến tuổi nghỉ hưu với tất cả các đối tượng; Nên tham khảo một số nước có cơ chế nghỉ hưu sớm, quy định các điều kiện cho người có nguyện vọng nghỉ hưu sớm, đó cũng là cơ hội giảm biên chế, ...
   - Về Nghị định 3: Làm rõ hoạt động thanh tra công vụ giữa Thanh tra Bộ Nội vụ
với Thanh tra các Bộ, ngành, các cấp; Cấn có quy định về sự phối, kết hợp giữa Thanh tra các cấp, ngành; Cơ cấu các đoàn thanh tra, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra; Thẩm quyền của các cơ quan thanh tra về thanh tra công vụ; Cấn có quy định xử lý vi phạm của hoạt động thanh tra; ...    
   Phát biểu kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn hoan nghênh và cảm ơn các đại biểu đã giành thời gian đọc kỹ và góp những ý kiến rất thiết thực vào các Dự thảo Nghi định. Bộ trưởng nhấn mạnh: Nghị định cần để hiểu rõ, vận dụng thuận lợi; Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến của các đại biểu cả về nội dung cần quy định, cả về kỹ thuật trình bày để hoàn chỉnh các Dự thảo Nghị định với chất lượng cao. Bộ trưởng cũng phân tích và nói rõ một số điểm cần quy định cụ thể và nêu hướng hoàn chỉnh các quy định trong Dự thảo các Nghị định ./.  
 
Thảo luận ở tổ
 
Quang cảnh Hội nghị
 
Tin: Đức Tùng
Ảnh: Trần Kiên, Đức Tùng

Tìm kiếm