Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và mua, bán người.
Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác phòng chống tội phạm và mua, bán người; thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ tại địa phương nơi đặt trụ sở; vai trò tích cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong việc tham gia phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm đặc biệt là các loại tội phạm liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, rửa tiền, mua bán người, ma túy, mại dâm.
Tăng cường khai thác, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, chuyển đổi số vào công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm. Nghiên cứu khai thác các phần mềm, ứng dụng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, phòng chống tội phạm; phòng, chống mua bán người. Phối hợp xử lý 100% các tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm
Kế hoạch đề ra 05 nhiệm vụ và giải pháp. Cụ thể:
Một là, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trọng tâm là Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư; Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị; Quyết định số 1452/QĐ-TTg ngày 31/8/2021; Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 28/9/2021; Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1676/ TTg-NC ngày 30/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 18-KH/BCSĐ ngày 29/12/2021 của Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; xác định công tác phòng, chống tội phạm và phòng chống mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, trên các lĩnh vực, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu cao nhất là “bảo vệ an ninh con người”, “bảo vệ quyền con người”, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân.
Tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng chống ma túy”, “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - ngày 30 tháng 7” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người ngày 30 tháng 7” phù hợp với thông điệp quốc tế về phòng, chống mua bán người năm 2025.
Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên; sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức; trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong phòng chống tội phạm; phòng, chống mua bán người; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, trách nhiệm của công chức, viên chức Bộ Nội vụ trong công tác phòng, chống tội phạm, mua bán người.
Hai là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, rửa tiền, khủng bố, tài trợ khủng bố, mua bán người, tội phạm ma túy, mại dâm trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, Báo Dân trí, Tạp chí Tổ chức nhà nước và Lao động.
Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của Bộ Nội vụ trong việc: Tham mưu Chính phủ ban hành quy định liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm, mua bán người theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ.
Bốn là, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý cán bộ, quản lý sử dụng tài sản công, chủ động phòng ngừa không để tội phạm có cơ hội lợi dụng hoạt động. Tăng cường kiểm tra, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; phối hợp với các cơ quan công an trên địa bàn nơi có trụ sở của Bộ Nội vụ, của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ để kịp thời phát hiện những vấn đề có liên quan đến tội phạm.
Năm là, kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm, khủng bố, tài trợ khủng bố, rửa tiền, ma túy, mại dâm và mua bán người; đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi quản lý của Đảng ủy Bộ Nội vụ và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ có hành vi vi phạm quy định về công tác phòng, chống tội phạm hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Kế hoạch giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc chịu trách nhiệm quán triệt đến công chức, viên chức, người lao động, sinh viên thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình về nội dung Kế hoạch của Bộ Nội vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng nếu để xảy ra tình hình phức tạp về tội phạm, khủng bố, tài trợ khủng bố, rửa tiền, ma túy, mại dâm và mua bán người của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình; đồng thời kịp thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm, tội phạm.
Đồng thời, triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý, sử dụng để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hành vi vi phạm.
Mời xem toàn văn Kế hoạch số 1396/KH-BNV và Kế hoạch số 53/KH-BCĐ tại FILE đính kèm:
* Kế hoạch số 53/KH-BCĐ ngày 05/02/2025 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người năm 2025.
Một trong những mục tiêu của Kế hoạch nhằm tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Kết luận số 13-KL/TW, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Đại hội Đảng các cấp và các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước năm 2025.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội.
Chủ động, nắm bắt diễn biến tình hình, dự báo và triển khai các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh trật tự, gây lo lắng, bất an trong Nhân dân. Phấn đấu kiềm chế và kéo giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về trật tự xã hội; tổ chức tiếp nhận, xử lý 100% tố giác, tin báo về tội phạm và giải quyết đạt trên 90%; tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt trên 75% và án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90%. Phấn đấu thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60% trở lên. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào các mặt công tác. Không để hình thành các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm hoạt động “lộng hành” gây bức xúc trong Nhân dân; bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam, giữ… Truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đạt trên 88%. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, phấn đấu tỷ lệ chuyển hóa thành công đạt từ 60% trở lên; 85% các địa bàn chuyển hóa thành công không tái phức tạp trở lại.
Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người; chỉ huy, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương tới cơ sở; thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đơn vị, địa phương; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người…
|