BỘ NỘI VỤ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Vụ Hợp tác Quốc tế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________ ________________
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2004
Kính gửi:
BÁO CÁO LÃNH ĐẠO BỘ
VỀ HỘI THẢO “ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CÔNG VỤ”
tại Hà Nội, ngày 20-22/9/2004
Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực quản lý khu vực công giữa Bộ Nội vụ với Ch ương trình Quản trị Tiểu vùng Châu á của UNDP (UNDP-PARAGON), Bộ Nội vụ đã phối hợp với Ch ương trình PARAGON tổ chức cuộc Hội thảo về “Đạo đức và Trách nhiệm Công vụ”. Tham dự Hội thảo có 36 đại biểu đại diện cho 5 nư ớc thuộc tiểu vùng Châu á, gồm Cam-pu-chia, Lào, Phi-lip-pin, Trung Quốc và Việt Nam. Ông Trần Hữu Thắng Thứ trưởng Bộ Nội vụ và ông Subinay Nandy, Phó đại diện th ường trú UNDP tại Hà Nội đã đến dự và phát biểu khai mạc và bế mạc Hội thảo. Hai chuyên gia quốc tế - TS. Denis Osborne và bà May Fernandez - hư ớng dẫn Hội thảo.
I. MỤC ĐÍCH của cuộc Hội thảo là nhằm định hình các giá trị về tính tổng thể, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoàn cảnh thực tế của mỗi nư ớc tham gia thông qua các hoạt động tập huấn, tăng cường nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm. Cụ thể:
1 Nâng cao sự hiểu biết về sự cần thiết, các mô hình và công cụ để hình thành một nếp văn hoá làm việc, phát huy đạo đức và trách nhiệm công vụ, và không có tham nhũng;
2 Nhận diện các vấn đề đạo đức liên quan tới công chức, ảnh hư ởng tới chất lư ợng công việc, các mối quan hệ với các đối t ượng phục vụ và khách hàng, và kỷ luật của cán bộ, nhân viên;
3 Tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau về các ý t ưởng, kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm nhằm triển khai thực hiện các sáng kiến cải cách thành công;
4 Xây dựng các mối quan hệ mà có thể đư ợc chính thức hoá hoặc thể chế hoá với tư cách là một hoạt động tiếp nối sau hội thảo trong khuôn khổ của một cơ cấu mạng lư ới tiểu vùng.
II. NỘI DUNG
Cuộc Hội thảo đư ợc chia thành 2 phần chính:
Phần thứ nhất: Lý thuyết về đạo đức và trách nhiệm công vụ, tập trung vào những nội dung chính sau:
1 Đạo đức và hành động: Xem xét nền tảng của đạo đức và việc áp dụng trong nền công vụ thông qua:
· Xác định một chuẩn mực về đạo đức mang tính phổ cập để có thể loại trừ nguyên nhân tham nhũng là do cái gọi là “nếp văn hoá”;
· Giải quyết những vấn đề nan giải về đạo đức;
· Hiểu rõ mối quan hệ giữa đạo đức với tư cách là một quy phạm đạo đức và đạo đức với t ư cách là một cơ cấu quản lý dựa trên giá trị.
2 Trách nhiệm giải trình: Giúp cho đại biểu hiểu các ph ương diện của trách nhiệm giải trình và xây dựng các cơ chế trách nhiệm giải trình thông qua:
· Khái niệm về trách nhiệm giải trình;
· Hiểu rõ các kênh giải trình trong nội bộ một cơ quan và giữa các cơ quan nhà n ước với nhau, và giữa nhà n ước với nhân dân;
· Xác định và phân tích các cơ chế giám sát tính liêm khiết của các mối quan hệ này;
3 Tham nhũng: Giúp cho đại biểu hiểu rõ tác hại của tham nhũng, nguồn gốc sâu xa của tham nhũng để đ a ra các chiến l ược phòng, chống tham nhũng.
4 Lãnh đạo - vai trò và công cụ của ng ười lãnh đạo: Giúp cho đại biểu hiểu trách nhiệm của ngư ời lãnh đạo trong công tác chống tham nhũng như :
· Tăng cư ờng ý thức trách nhiệm, đạo đức, động cơ làm việc của nhân viên và công chúng;
· Cải thiện hệ thống cải cách lập pháp, các cơ chế giám sát và đối trọng;
· Xác định các công cụ và nguồn lực có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ phòng và chống tham nhũng.
5 Công nghệ: Giúp cho đại biểu hiểu về những thay đổi do công nghệ, thông tin và truyền thông mang lại trên những khía cạnh:
· Thay đổi nhu cầu quản lý và xác định những vấn đề u tiên;
· Trách nhiệm mới cho những nhà hoạch định và thực thi chính sách;
· Gia tăng tính phức tạp, không nhất quán và thiếu ổn định của việc ra quyết định;
· Nguy cơ gia tăng đối với an ninh cá nhân, tài chính, ở các cấp địa ph ương, quốc gia và khu vực.
Phần thứ hai: Trình bày nghiên cứu tình huống của các n ước.
Trong phần này, mỗi n ước đ ược yêu cầu trình bày Báo cáo Tình huống Điển hình của mình với các bài học rút ra trong đó có:
· Minh hoạ một trư ờng hợp cụ thể về mức độ tham nhũng trong các quy trình và cơ cấu quản lý của đất nư ớc mình;
· Một ví dụ cụ thể về tham nhũng và các hoạt động chống tham nhũng đ ược tiến hành để giải quyết các vụ việc đó;
· Nêu vấn đề thảo luận.
Nhìn chung, các nghiên cứu tình huống của 5 n ớc đã thể hiện những điểm chung như sau:
· Tham nhũng là hiểm hoạ của mọi quốc gia, nó làm tổn hại đến lòng tin của nhân dân đối với Chính phủ; làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân; làm tăng chi tiêu không cần thiết và làm giảm đâù tư trong n ước và đầu tư nư ớc ngoài; và là nguyên nhân của sự nghèo đói...
· Nguyên nhân của tham nhũng là: sự tích tụ những hành vi xấu trong công tác quản lý; nhiều tầng nấc trong hệ thống hành chính; thiếu minh bạch trong công tác kiểm tra, theo dõi và giám sát; khuôn khổ pháp lý ch a hoàn chỉnh; việc thực thi pháp luật chư a nghiêm; công chức ch ưa đ ược giáo dục đầy đủ về đạo đức và trách nhiệm công vụ; và l ương công chức thấp;.v.v...
· Giải pháp: cần nhấn mạnh sự phối hợp giữa các bên liên quan: lập pháp, hành pháp, t ư pháp, các tổ chức dân sự, giới truyền thông, các chuyên gia, các nhà hoạt động chuyên nghiệp, luật s ư v.v.. và xác định rõ vai trò của các bên tham gia; cần có sự cam kết và ủng hộ mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chống tham nhũng và nâng cao đạo đức công vụ; cải thiện hệ thống và cơ chế quản lý nhà n ước; thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin về chống tham nhũng cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; và tăng c ường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống tham nhũng.v.v...
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Cuộc Hội thảo về “Đạo đức và Trách nhiệm Cộng vụ” đ ược các đại biểu đánh giá là thành công và mang lại những kết quả nh ư mong đợi. Những yếu tố mang lại sự thành công của cuộc Hội thảo đ ợc thể hiện như sau:
1 Về công tác tổ chức: Hội thảo đã đ ược chuẩn bị một cách chu đáo. Đại biểu quốc tế đánh giá cao về sự tiếp đón nhiệt tình và lòng hiếu khách của nước chủ nhà, và công tác phục vụ tại cuộc Hội thảo;
2 Về phư ơng pháp tiếp cận và nội dung của cuộc Hội thảo: Trong quá trình chuẩn bị, Ban tổ chức Hội thảo đã phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia tư vấn quốc tế và các n ước thành viên để xác định những nội dung phù hợp và thiết thực cho cuộc Hội thảo. Sự kết hợp hài hoà giữa lý thuyết đư ợc cung cấp bởi các chuyên gia và những kinh nghiệm thực tiễn của từng nư ớc thành viên đã giúp cho các đại biểu dễ dàng vận dụng để phân tích từng tình huống cụ thể của n ước mình. Đồng thời, sự đan xen giữa phần trình bày với phần thảo luận cũng đã tạo cơ hội tốt cho các đại biểu khai thác sâu hơn về các chủ đề, và tìm hiểu kỹ hơn kinh nghiệm của từng nư ớc. Cuối cuộc Hội thảo, mỗi n ước tham dự đã tự xây dựng cho mình kế hoạch hành động cho việc nâng cao đạo đức và trách nhiệm công vụ và đấu tranh chống tham nhũng;
3 Về đội ngũ chuyên gia quốc tế: là những ng ười đã từng làm việc trong khu vực công nhiều năm, có bề dày kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực đạo đức công vụ và chống tham nhũng, các chuyên gia đã giới thiệu những kinh nghiệm quý báu về công tác chống tham nhũng tại một số nư ớc trên thế giới như Hồng Kông, Malaysia, Anh quốc, Phi-líp-pin, Sing-ga-po, Trung Quốc v.v... Đây là những thông tin và kinh nghiệm thiết thực và bổ ích đối với tất cả đại biểu. Đặc biệt, vai trò của cơ quan phòng chống tham nhũng mang tính độc lập như Cơ quan Liêm chính của Hồng Kông đã giúp Hồng Kông từ một lãnh thổ mà nạn tham nhũng rất trầm trọng trở thành một nơi ít tham nhũng hàng đầu thế giới.
4 Đại biểu tham dự hội thảo hầu hết là những ngư ời có kiến thức chuyên sâu và bề dày kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công vụ, thanh tra, phòng chống tham nhũng, và những lĩnh vực liên quan. Các đại biểu nhiệt tình và chủ động tham gia vào các hoạt động của Hội thảo.
IV. KIẾN NGHỊ
Qua một số cuộc hội thảo quốc tế và khu vực đ ược tổ chức tại Việt Nam, nhất là cuộc Hội thảo về Đạo đức và Trách nhiệm công vụ vừa qua, Vụ HTQT nhận thấy một số đại biểu Việt Nam tham dự các phiên họp không đều, tình trạng đến dự một lúc rồi bỏ về vẫn còn phổ biến. Vì vậy, cần phải có biện pháp chấn chỉnh hiện t ượng trên để đảm bảo uy tín cho n ước chủ nhà và đảm bảo chất lư ợng của cuộc Hội thảo.
Ngoài ra, việc sử dụng tiếng Anh của các đại biểu Việt Nam trong cuộc Hội thảo còn nhiều hạn chế, vì vậy cần tiếp tục có kế hoạch nâng cao trình độ tiếng Anh cho công chức Việt Nam.
VỤ TRƯỞNG
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Nơi gửi:
1 Bộ tr ưởng;
2 Các Thứ trư ởng;
3 Trung tâm tư liệu CCHC;
4 L ưu HTQT.
Phạm Văn Điềm