BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Hội nghị xây dựng các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, công chức

13/07/2009 09:10

Trong 02 ngày 12/7 và 13/7/2009, tại Quảng Ninh, Bộ Nội vụ phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội nghị xây dựng các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, công chức.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn chủ trì Hội nghị.
Tới dự Hội nghị có các Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Trần Hữu Thắng, Văn Tất Thu; Đại diện Lãnh đạo các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ; Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ của các Bộ, ngành, các Hội, cơ quan ở Trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.   

 

Chủ toạ Hội nghị: (từ trái sang phải) Thứ trưởng Văn Tất Thu, Thứ trưởng Trần Hữu Thắng, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước Trần Anh Tuấn   
    Hội nghị nghe Đại diện Lãnh đạo các Vụ của Bộ Nội vụ trình bày tập trung vào những nét chính và mới trong Dự thảo 04 Nghị định:
1. Nghị định Quy định những người là công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nghị định Về quản lý biên chế công chức.
3. Nghị định Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
4. Nghị định quy định về đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức.
   Hội nghị cũng nghe các báo cáo chuyên đề:
- Giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức do Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trình bày.
- Cải cách nền công vụ - Cơ hội và thách thức do Chuyên gia cao cấp ADB Đào Việt Dũng trình bày.
   Các đại biểu thảo luận tại hội trường và chia các tổ thảo luận, góp ý, trao đổi từng dự thảo Nghị định.
   Các ý kiến tập trung vào một số ý sau:
   Đối với Dự thảo Nghị định 1(số ký hiệu theo thứ tự trên): Quy định những người là công chức; Xác định Đơn vị sự nghiệp công lập ở quy mô nào; Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đến cấp nào, những vị trí nào; Trường hợp công chức được điều động, biệt phái; …
   Đối với Dự thảo Nghị định 2: Bổ sung căn cứ xác định biên chế ở Trung ương; Nội dung quản lý biên chế công chức; Về kế hoạch biên chế nên nghiên cứu giao chỉ tiêu biên chế ổn định 03 năm; Điều chỉnh biên chế: trên cơ sở tổ chức lại cơ quan chuyên môn hoặc điều chỉnh địa giới hành chính; Thẩm quyền giao biên chế, trách nhiệm của người đứng đầu hay cấp quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập; lượng hoá cụ thể hơn định mức biên chế; Cụ thể hơn điều chuyển tự nhiên biên chế từ công chức sang viên chức và ngược lại; Thẩm quyền và quy trình quyết định giao chỉ tiêu biên chế công chức làm việc ở nước ngoài; Kết hợp giữa chức danh, vị trí việc làm, cơ cấu công chức và định mức biên chế để thay đổi được cơ chế xin - cho; …
   Đối với Dự thảo Nghị định 3: Vai trò của Hội đồng tuyển dụng công chức; Tuyển dụng có cần bước sơ tuyển, yêu cầu đối với bước sơ tuyển, bước sơ tuyển giao tổ chức sử dụng công chức thực hiện; Quy định thời hạn luân chuyển công chức; Tiêu chí đánh giá công chức; Cần có ngân hàng đề thi đối với thi tuyển, nâng ngạch công chức; Trong đối tượng tuyển công chức cần quy định rõ vị trí việc làm cần kinh nghiệm công tác; Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức; …
   Đối với Dự thảo Nghị định 4: Phân cấp quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng; Cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức an ninh, quốc phòng cho các đối tượng cụ thể; Bảo đảm tính liên thông trong đào tạo, bồi dưỡng; Mời giảng viên nước ngoài giảng một số nội dung cụ thể; Chế độ đào tạo tiền công vụ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã và tương đương; Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo; Đánh giá mức độ nâng cao năng lực thực hiện công vụ của công chức sau khi tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng cũng là cơ sở để luân chuyển công chức; Cơ chế đào tạo, bồi dưỡng cạnh tranh; …
   Phát biểu kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn đã hoan nghênh và cảm ơn các đại biểu đã tích cực tham gia thảo luận, trao đổi và góp ý thẳng thắn. Bộ Nội vụ tiếp thu các ý kiến, nghiên cứu và chỉnh sửa để bảo đảm các Nghị định có chất lượng tốt, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nhấn mạnh: các Nghị định cần có những điểm mới, nhưng không quá phức tạp; Các việc thực hiện cần có lộ trình để Nghị định  vào được cuộc sống./.
Quang cảnh Hội nghị
 
Các đại biểu thảo luận ở tổ
 
Tin: Đức Tùng
Ảnh: Đức Tùng, Đức Tuấn

Tìm kiếm