Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Người quản lý tài sản phá sản (hay có ý kiến gọi là Quản tài viên) là một nghề hoặc chức danh mới được đưa ra tại dự thảo Luật Phá sản sửa đổi. Dự kiến dự thảo này sẽ được trình Quốc hội xem xét và cho ý kiến trong kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII sắp tới.
Theo khoản 6, điều 4, dự thảo Luật Phá sản sửa đổi quy định, người quản lý tài sản phá sản là người quản lý tài sản của DN, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định.
Đây là một trong những chủ đề dành được sự quan tâm trao đổi nhiều nhất của các đại biểu tham dự hội thảo Lấy ý kiến về dự thảo Luật Phá sản sửa đổi, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội vừatổ chức tại Hà Nội.
Hội thảo Lấy ý kiến về một số nội dung của dự án Luật Phá sản sửa đổi. Ảnh: Diệu Thiện
Tại điều 10, dự thảo đã đưa ra những quy định về đối tượng, tiêu chuẩn,điều kiệncủa người được cấp chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản phá sản.Theo các chuyên gia, người quản lý tài sản phá sản là khái niệm tương đối mới tại Việt Nam.Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại hội thảo còn cho rằng, dự thảo cần xem xét, cân nhắc thật kỹ càng về các điều khoản liên quan tớingười quản lý tài sản phá sản. Cụ thể;nêngọi là người quảnlý tài sản phásản hay Quản tài viên; nên giao trách nhiệm cho cá nhân hay tập thể; hoặc các quy định rõ hơn về tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyền và nghĩa vụ,...
Ông Justin Yap
Theo ông Justin Yap, chuyên gia cao cấp về pháp luật phá sản của Công ty Tài chính quốc tế (IFC, thuộc Ngân hàng Thế giới), thông lệ quốc tế, người quản lý tài sản phá sản đóng vai trò trung tâm ở tất cả các hệ thống luật phá sản hiện đại. Người này giúp duy trì động lực thiết yếu của quá trình, đối với cả hai quá trình phá sản/thanh lý hay phục hồi DN thành công.
Cùng với đó, người quản lý tài sản phá sản phải có đủ năng lực để thực hiện các công việc mà hiện nay Luật Phá sản 2004 hay thậm chí cả Dự thảo Luật Phá sản mới đang giao cho thẩm phán thực hiện.
Ngoài ra, người quản lý tài sản phá sản phải có trình độ chuyên môn và được đào tạo thích hợp; có đủ thẩm quyền và năng lực để thực thi nhiệm vụ trong quyền hạn của mình.
"Đặc biệt người có chức danh này phải bảo đảm liêm chính và độc lập với các bên. Việc xét cấp chứng chỉ điều kiện trở thành quản tài viên cần khắt khe để người được chọn phải đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ trong suốt quá trình xử lý vụ phá sản" - Chuyên gia đến từ IFC nhấn mạnh.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến xung quanh các vấn đề như: quyền hạn của thẩm phán, vai trò của viện kiểm sát, quyền và nghĩa vụ của người tham gia,…
Kết luận hội thảo, ông Mai Xuân Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Ban soạn thảo tiếp thu tất cả các ý kiến và sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi đểhoàn thiện dự thảo Luật Phá sản sửa đổi trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới./.