Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Khác với những sản phẩm trên, mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin. Mạng xã hội hoạt động trong môi trường ảo, thường không có người chịu trách nhiệm, đồng thời người viết và tham gia bình luận thường cũng chỉ sử dụng biệt danh. Hiện nay, hoạt động của mạng xã hội đang được điều chỉnh bởi Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Đại biểu (ĐB) Hà Minh Huệ (Bình Thuận) cho rằng nhiều nhà báo đang sử dụng mạng xã hội tuyên truyền khác với thông tin chính thống trên cơ quan báo chí của mình. “Các cơ quan báo chí nước ngoài cũng cấm. Đây là chuyện đạo đức nghề nghiệp. Anh không thể 2 mặt, nói ở cơ quan chính thống thế này, lên mạng xã hội lại nói khác. Do đó nên cấm luôn điều này” - ĐB Huệ đề xuất.
Trước ý kiến đề nghị quy định nhà báo trong quá trình tác nghiệp phải được coi là người thi hành công vụ để có cơ chế bảo vệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng công vụ là hoạt động do cán bộ, công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, của xã hội và được pháp luật bảo vệ. Nhà báo tác nghiệp cũng nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội nhưng không nhân danh nhà nước, không đại diện cho nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của mình mà hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Do vậy, không thể coi hoạt động tác nghiệp của nhà báo là thi hành công vụ.
Theo ông Đào Trọng Thi, về cơ chế bảo vệ nhà báo, phóng viên, Luật Báo chí hiện hành và dự luật đều quy định: Nhà báo “được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.
Ngoài ra, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự cũng đã quy định hình thức xử phạt đối với những hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp như hành hung hay làm thiệt hại tài sản; Nghị định 159/2013/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt hành chính cụ thể trong hoạt động báo chí. Thời gian qua, nhiều nhà báo trong khi tác nghiệp đã bị hành hung hoặc bị cản trở. Vì vậy, các ĐB cũng đề nghị dự luật cần quy định cụ thể về vấn đề này nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các nhà báo.
Thảo luận tại hội trường, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị luật quy định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin của người phát ngôn bởi đang xảy ra tình trạng né tránh, cung cấp thông tin thiếu trung thực hoặc có sự phân biệt đối xử trong cung cấp thông tin. Ngoài ra, người phát ngôn đòi hỏi phóng viên xuất trình giấy tờ quá quy định. Cá nhân liên quan có quyền trả lời thường đi họp hay bận nên không gặp báo chí được, còn người phát ngôn thì không nắm tường tận sự việc.