Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Theo TS Trần Tuấn, lợi ích mang lại từ việc XHH y tế công hiện không nhiều nhưng lại có nhiều bất cập tồn tại của mô hình này. Hầu hết các bất cập đều nhìn ra được nhưng người ta còn bỏ ngỏ.
Đánh giá về vai trò của xã hội hóa, TS Trần Tuấn – Chuyên gia y tế công công thừa nhận cái lợi đầu tiên của công tác xã hội hóa là cho phép thu hút các nguồn lực từ ngoài nhà nước tham gia vận hành, quản lý và duy trì hoạt động của hệ thống y tế công. Đặc biệt, trong sự tham gia này, chủ yếu là nguồn lực của tư nhân. Hình thức tư nhân đặt máy, bệnh viện “chi” phòng ốc đang hiện hữu ở các bệnh viện hiện nay.
Tiến sĩ Tuấn cho biết ngoài hình thức cho công ty riêng đặt máy còn có hình thức tư nhân theo nhóm chủ yếu những người trực tiếp vận hành bộ máy y tế cơ sở công, bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên y tế.
Nhờ có các chương trình này, các bệnh viện đã có nguồn lực tài chính để có thể bắt tay vào đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị và một số công cụ thực hiện quản lý (thêm nhân lực do tự tuyển chọn, ký thêm hợp đồng, áp dụng công cộng nghệ thông tin, bảo vệ an ninh…).
Tiến sĩ Tuấn cho biết, qua quan sát quá trình xã hội hóa, ông nhận thấy hiện nay, chúng ta mới chỉ thức hiện được mục tiêu là tăng chi phí, tăng nguồn đầu tư cho bệnh viện còn bài toán chất lượng y tế công không được ra làm mục tiêu chính.
Hiện nay, hầu như các bệnh viện chưa minh bạch, họ còn quên giải bài toán con người, bài toán cơ cấu chức năng của bộ máy cũng như bài toán về quản lý… cần có sự minh bạch và yếu tố giám sát.
Khi thực hiện xã hội hóa, chúng ta đặt yêu cầu là vấn đề tăng nguồn lực y tế và cải tổ hệ thống y tế, luôn coi là trách nhiệm ngành y tế phải tự thay đổi thế nhưng chúng ta đã biết bản thân ngành y tế hiện nay thực chất là mang tính độc quyền. Hệ thống bệnh viện mặc dù có tư nhân nhưng con số rất nhỏ nhoi, thậm chí tư nhân đó hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lực của công.
Bệnh viện tư nhân không thể tự phát triển được vì cái quan trọng nhất là con người thì họ không có, phải phụ thuộc vào nguồn cán bộ của bệnh viện công. Điều đó khiến công – tư phát triển không công bằng và khi có xã hội hóa với thương hiệu của bệnh viện công thì bệnh viện tư thực sự đã “tắt thở” thêm.
Tại các bệnh viện công, có những khoa phòng, các nhân viên tự đóng góp mua máy, rồi tất cả các xét nghiềm đều phải thực hiện ở máy đó, chính điều đó làm lệch lạc, chắc chắn dẫn tới việc phá vỡ hệ thống quản lý, theo dõi và đánh giá chất lượng nội bộ bệnh viện.
Trên thực tế cần phải coi y tế là một dịch vụ ở đó người sử dụng dịch vụ y tế có thể biết giá trị thật của dịch vụ y tế. Hiện nay, chất lượng dịch vụ chỉ có thể đánh giá về cảm quan, còn giá trị thực phụ thuộc vào bác sĩ.