Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Thí điểm thi tuyển theo phương thức cạnh tranh vào vị trí lãnh đạo là rất đáng khích lệ, nếu làm công tâm, khách quan...Báo Đất Việt xin đăng tải bài viết thể hiện quan điểm riêng của TS Lê Hồng Sơn - Nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp) liên quan tới câu chuyện này.
1.Việc thí điểm thi tuyển theo phương thức cạnh tranh vào vị trí lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng đã đã được triển khai ở một số nơi, kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.
Như tôi đã có dịp nói, đây là cách làm hay để tìm chọn cho được đúng người có năng lực, tư chất, trình độ chuyên môn để “gửi vàng” nếu làm đúng, làm chuẩn.
Theo tinh thần đó, cần phải làm hết sức khách quan, công tâm, bài bản thì mới thực chất như mọi người mong đợi. Rất không nên dùng cách “đánh trận giả” - bài binh, bố trận như thật - nhưng thực chất lại khác, ý đồ đằng sau, chọn ai, đã có kết quả, đã được định sẵn trước rồi.
Tôi cũng đã nói tới hiện tượng “trò cưng, đệ tử” đi thi trong khi thành viên ngồi hội đồng chấm lại là “thầy”, là “sư phụ”. Vậy thì sao mà khách quan, công bằng được. Người biết thì thấy thương cho “kẻ sỹ ứng thí” không nhận ra thân phận “quân xanh - quân đỏ” của mình.
Cách “đánh trận giả” dù rất khó, nhưng nếu kẻ “trí lự” dùng giỏi thì đây là cơ hội cho người ta tiêu cực, hợp thức hóa ý đồ của cá nhân trong công tác nhân sự, trái với ý Đảng, lòng dân. Cái này còn nguy hiểm hơn tiêu cực trong cơ chế hiện hành về công tác nhân sự mà dư luận đã nói nhiều.
Nói cho khách quan, bổ nhiệm nhân sự theo cơ chế hiện hành có những hạn chế, tiêu cực của nó, cần phải thay đổi, không thể khác. Tuy nhiên, theo cách thi tuyển cạnh tranh cũng không hoàn toàn loại bỏ được khả năng xảy ra tiêu cực. Dù qua thi tuyển, khả năng tiêu cực đã được hạn chế tối đa. Và muốn tiêu cực cũng hết sức khó. Nếu thực sự bài bản, công tâm, khách quan, minh bạch thì bản thân cơ chế đã là tác nhân loại trừ tiêu cực. Ngược lại thì tiêu cực vẫn có cơ hội tồn tại ở mức tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Ở đây còn đòi hỏi những cơ chế khác tham gia vào như giám sát, kiểm tra và phát huy mặt dân chủ trong cơ chế thi tuyển.
Vừa qua Bộ Chính trị có thông báo số 202-TB/TW đưa ra các chủ trương thể hiện rất rõ yêu cầu việc tổ chức thi tuyển nhằm phát hiện, thu hút những người có đức, có tài vào lực lượng lãnh đạo trong bộ máy nhà nước. Bộ Chính trị đã có yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện Đề án. Việc thí điểm sẽ được tiến hành từ quý 3/2015 tới quý 3/2018 sau đó sẽ có sơ kết rút kinh nghiệm báo cáo Bộ Chính trị, Ban bí thư kết quả thực hiện thí điểm. Như vậy quy chuẩn chung đã và đang được xác lập làm cơ sở cho việc thí điểm thi tuyển.
Tôi cho rằng, thí điểm là cần, nhưng không nên kéo quá lâu. Có thể xem xét hoàn thiện ngay Đề án, quy chế chung và sớm triển khai đại trà trong năm tới.
Qua theo dõi thông tin cũng như chứng kiến việc tổ chức thi tuyển thí điểm ở một vài nơi, tôi xin nêu một số vấn đề sau đây:
Trước hết, xin nói về vấn đề chọn người tham gia thi tuyển với vấn đề quy hoạch.
Một nguyên tắc trong bổ nhiệm lãnh đạo các cấp, là đối tượng được xem xét, bổ nhiệm phải nằm trong quy hoạch. Đây là nguyên tắc, không cho phép làm khác đi. Vậy khi thi tuyển, đối tượng lựa chọn được mở rộng, thì vấn đề quy hoạch được xử lý thế nào?.
Có thể theo cơ chế cấp ủy nơi tổ chức thi tuyển xem xét hồ sơ nhân sự để chấp thuận cho những người nằm ngoài quy hoạch tham gia thi. Cũng có người băn khoăn: người nơi khác đến, không ai biết quá khứ người ta thế nào thì chấp thuận cho thi có ổn không? Vì đây là chức danh lãnh đạo cơ mà? Theo cơ chế truyền thống, việc quy hoạch cũng làm rất bài bản từ cơ sở lên nhiều cấp khác nhau.
Theo tôi, việc quy hoạch nên được mở rộng ra là đối tượng tham gia thi tuyển phải thuộc diện quy hoạch ở cấp tương đương hoặc dưới một cấp tại bất kỳ cơ quan đơn vị nào trong hệ thống chính trị.