Tham dự buổi làm việc, về phía Bộ Nội vụ có các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Trọng Thừa, Nguyễn Duy Thăng, Triệu Văn Cường, Vũ Chiến Thắng, Trương Hải Long; thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; về phía Ủy ban Pháp luật có các đồng chí Phó Chủ nhiệm: Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Phương Thủy và các đồng chí Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại buổi làm việc Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, buổi làm việc nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả trong công tác phối hợp theo tinh thần “chủ động từ sớm, từ xa”; đồng thời, tăng cường hơn nữa sự hiểu biết và đảm bảo thực hiện trách nhiệm của hai cơ quan đạt kết quả cao nhất.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, những năm gần đây, công tác phối hợp giữa hai cơ quan có nhiều chuyển biến tích cực, đạt hiệu suất cao, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá cao, nhất là trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, công tác giám sát như: tham mưu trình Quốc hội ban hành Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức… Ủy ban Pháp luật giúp Quốc hội giám sát hoạt động chuyên đề về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhằm thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 653 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thông qua 45 Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021… Đó chính là kết quả của sự phối hợp rất chặt chẽ, tích cực, chủ động và trách nhiệm giữa hai cơ quan, giữa lãnh đạo Bộ Nội vụ và Thường trực Ủy ban Pháp luật, giữa các đơn vị tham mưu của hai cơ quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng mong muốn, buổi làm việc sẽ đặt nền móng vững chắc nhằm tiếp tục tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan; đồng thời, đề nghị các đại biểu thảo luận thẳng thắn, trách nhiệm, đảm bảo các nhiệm vụ của hai cơ quan được triển khai đạt hiệu quả cao nhất.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại buổi làm việc Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đồng tình cao với ý kiến phát biểu của Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Hoàng Thanh Tùng với tinh thần “chủ động từ sớm, từ xa”.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, giữa hai cơ quan có truyền thống phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện giám sát những lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Kết quả đó góp phần quan trọng vào thực hiện thành công các nhiệm vụ của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021, được Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội đánh giá cao như công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18, số 19 của Trung ương, cũng như Nghị quyết số 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết, nhiệm kỳ này, Bộ Nội vụ được giao tham mưu xây dựng nhiều văn bản khó, cùng với đó là việc sửa đổi thể chế đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn, vừa đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước nói chung. Với quyết tâm nỗ lực cao, Bộ trưởng khẳng định sẽ chủ động, tích cực và mong muốn sự phối hợp chặt chẽ, sự đồng hành của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhằm nâng cao chất lượng trên 3 trụ cột chính: xây dựng và hoàn thiện pháp luật; thực hiện nhiệm vụ giám sát của Ủy ban Pháp luật và đổi mới, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy báo cáo tại buổi làm việc
Báo cáo một số nội dung về công tác phối hợp giữa Thường trực Ủy ban Pháp luật và Bộ Nội vụ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, qua rà soát, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho thấy các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm chủ trì của Bộ gồm 3 nhóm nhiệm vụ chính:
Thứ nhất, về công tác xây dựng luật của Quốc hội, Bộ Nội vụ đang tham mưu giúp Chính phủ chuẩn bị dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); nghiên cửu, rà soát Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các luật có liên quan; Luật Hoạt động chữ thập đỏ.
Thứ hai, các nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện công tác giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Pháp luật: giám sát chuyên để về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021; giải trình về "Việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp"; trách nhiệm gửi các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành thuộc các lĩnh vực về: cán bộ, công chức, viên chức, hội, văn thư, lưu trữ, tổ chức Chính phủ, tổ chức chính quyền địa phương, bầu cử, thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, tại cơ quan hành chính, tổ chức kinh tế có sử dụng lao động để Ủy ban Pháp luật thực hiện giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
Thứ ba, các nhiệm vụ liên quan đến tổ chức các đơn vị hành chính: tham mưu, giúp Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; thực hiện tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thưởng vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 2021; xây dựng và trình các Tờ trình và đề án cụ thể về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, sắp xếp đơn vị hành chính theo yêu cầu quản lý và đề nghị của địa phương; theo dõi, hướng dẫn và chuẩn bị sơ kết việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh…
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng báo cáo tại buổi làm việc Báo cáo về những nhiệm vụ trong Chương trình công tác năm 2022 và nhiệm kỳ khóa XV của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc trách nhiệm của Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết tình hình triển khai thực hiện, tiến độ và kết quả về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); tình hình nghiên cứu, rà soát Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các luật có liên quan; nghiên cứu, rà soát Luật Hoạt động Chữ thập đỏ; dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13; công tác giám sát và các nhiệm vụ liên quan đến tổ chức đơn vị hành chính…
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa phát biểu tại buổi làm việc Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng phát biểu tại buổi làm việc
Thứ trưởng Trương Hải Long phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ nêu những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với các nhiệm vụ do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện; đồng thời, mong muốn Ủy ban Pháp luật chia sẻ, đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ trong việc thẩm định, giám sát, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang phát biểu tại buổi làm việc Với các nội dung công việc được nêu trong các báo cáo, các đại biểu của Ủy ban Pháp luật cho rằng, trong năm 2022, 2023 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ khá nặng nề. Về cơ bản, các nội dung do Bộ Nội vụ chủ trì tham mưu đều thuộc phạm vi lĩnh vực phụ trách của Ủy ban Pháp luật. Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị hai cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp ngay từ sớm thì các nội dung được trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sẽ có sự đồng thuận, thống nhất cao, góp phần nâng cao chất lượng chuẩn bị và bảo đảm tiến độ theo yêu cầu.
Đặc biệt, Ủy ban Pháp luật đề nghị Bộ Nội vụ cần đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông các dự án xây dựng thể chế ngay từ khi bắt đầu dự thảo để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phối hợp với Ủy ban Pháp luật tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham gia các chuyên đề giám sát để hai bên cùng trao đổi, thảo luận, tìm cách gỡ những vướng mắc, khó khăn.
Quang cảnh buổi làm việc
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đánh giá cao các ý kiến phát biểu, trao đổi, thảo luận của các đại biểu hai cơ quan.
Về những nhiệm vụ trọng tâm đã đặt ra, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh đến cách thức tổ chức thực hiện, trong đó nhấn mạnh công tác phối hợp chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp với Ủy ban Pháp luật.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị Ủy ban Pháp luật tiếp tục phối hợp, hỗ trợ đối với các dự án luật do Bộ Nội vụ tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, nhất là Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, vì đây là các dự án luật rất khó, nhiều ý kiến đóng góp.
Bộ trưởng cũng tán thành với đề xuất đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để làm nổi bật hơn nữa các nhiệm vụ của Bộ Nội vụ đang thực hiện, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong Nhân dân.
Về công tác giám sát, Bộ trưởng thống nhất cao với ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Bộ Nội vụ chủ động phối hợp với Ủy ban Pháp luật nhịp nhàng hơn nữa để các nhiệm vụ đạt chất lượng cao nhất
Về đổi mới và sắp xếp các đơn vị hành chính, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, Bộ Nội vụ sẽ phấn đấu hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tính toán theo giai đoạn, lộ trình để đảm bảo tính ổn định, kế thừa, không ảnh hưởng lớn đến công tác chuẩn bị đại hội Đảng và công tác bầu cử các cấp nhiệm kỳ mới.
Để có chương trình phối hợp khoa học, hiệu quả, Bộ trưởng đề nghị về phía Bộ Nội vụ sẽ có bộ phận thường trực làm đầu mối phối hợp, hàng năm sẽ có sơ kết và tổng kết; về phía Ủy ban Pháp luật đề nghị cử đầu mối phối hợp để triển khai các nhiệm vụ được giao, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn để thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ chính trị được giao của hai cơ quan.
Một số hình ảnh tại buổi làm việc:
Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Nguyễn Tuấn Ninh Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế Vũ Hải Nam Lãnh đạo Bộ Nội vụ và lãnh đạo Ủy ban Pháp luật chụp ảnh lưu niệm Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm Thanh Tuấn