Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Ngày 20/4/2017, tại Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Thông tư quy định quản lý văn bản và hồ sơ điện tử. Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan Trung ương từ Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính); Cục Tin học hóa, Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông); Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; đại diện một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ; đại diện Chi cục Văn thư - Lưu trữ một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các thành viên Ban soạn thảo và chuyên gia từ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng phát biểu khai mạc Hội thảoPhát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đặng Thanh Tùng cho biết việc xây dựng Thông tư quy định quản lý văn bản và hồ sơ điện tử là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội vụ nhằm triển khai Luật Lưu trữ và Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ. Thực tiễn hiện nay cho thấy việc soạn thảo, trao đổi, lưu trữ văn bản điện tử đang được thực hiện với mức độ ngày càng nhiều tại các cơ quan, tổ chức của các bộ, ngành, địa phương. Do vậy, cần thiết phải có một văn bản quy định về việc quản lý văn bản, hồ sơ điện tử hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và nộp lưu hồ sơ điện tử và Lưu trữ cơ quan để thực hiện thống nhất trong cả nước. Ngoài ra, đây cũng là nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và xây dựng Chính phủ điện tử theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đỗ Văn Thuận trình bày nội dung dự thảo Thông tư Thay mặt Ban soạn thảo Thông tư, ông Đỗ Văn Thuận, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã trình bày nội dung dự thảo Thông tư. Theo đó, Thông tư được bố cục thành 06 chương, 26 điều và 04 phụ lục kèm theo. Nội dung các Chương bao gồm: Quy định chung; Quản lý văn bản đến; Quản lý văn bản đi; Quản lý hồ sơ điện tử; Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử; Điều khoản thi hành. Các Phụ lục bao gồm: Thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đến; Thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đi; Thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý hồ sơ; Thông tin đầu ra của hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tích cực trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến góp ý về bố cục và nội dung dự thảo Thông tư. Các ý kiến tập trung vào những vấn đề như tên gọi của Thông tư, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản điện tử, mã hồ sơ, giá trị pháp lý của các văn bản, tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử, các quy định về bản gốc, bản chính, bản sao trên môi trường điện tử, việc quản lý và sử dụng chứng thư số, các yêu cầu chức năng đối với hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử, việc kết nối, liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản,…Nhìn chung, các đại biểu đều đánh giá cao nội dung dự thảo Thông tư và cho rằng việc xây dựng và sớm ban hành Thông tư là hết sức cần thiết để công tác quản lý văn bản và hồ sơ điện tử được thống nhất, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí, tiến tới giảm dần và có thể không sử dụng văn bản giấy. Các đại biểu tham dự Hội thảo Kết luận Hội thảo, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cảm ơn các đại biểu đã tham dự đầy đủ và đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, chính xác, có chất lượng từ thực tiễn quản lý và sử dụng văn bản điện tử. Ông Đặng Thanh Tùng yêu cầu Ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý, tổ chức khảo sát thực tế, nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Thông tư để tiếp tục xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới./.
Thay mặt Ban soạn thảo Thông tư, ông Đỗ Văn Thuận, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã trình bày nội dung dự thảo Thông tư. Theo đó, Thông tư được bố cục thành 06 chương, 26 điều và 04 phụ lục kèm theo. Nội dung các Chương bao gồm: Quy định chung; Quản lý văn bản đến; Quản lý văn bản đi; Quản lý hồ sơ điện tử; Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử; Điều khoản thi hành. Các Phụ lục bao gồm: Thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đến; Thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đi; Thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý hồ sơ; Thông tin đầu ra của hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử.