Đây là một trong những tiêu chí thi đua đối với tập thể được Bộ Nội vụ đề ra trong Kế hoạch số 1322/KH-BNV ngày 27/3/2023 triển khai thực hiện phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” của Bộ Nội vụ giai đoạn 2023 - 2030.
Theo đó, mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Nội vụ trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực công tác và trong đời sống xã hội. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong tổ chức, triển khai thực hiện quản lý tài chính, tài sản công đúng mục đích, định mức theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm sự giám sát của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Nội vụ.
Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả Đối với tập thể, sử dụng kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên bảo đảm đúng mục đích, đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong phạm vi dự toán được giao; xây dựng kế hoạch, biện pháp và thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí.
Thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn được ban hành trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; thực hiện chi xây dựng các chương trình, đề án đúng mục đích, nội dung, tiến độ theo chương trình công tác hàng năm; sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đúng mục đích, không trùng lặp với các nguồn kinh phí khác và bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; kinh phí xây dựng 3 chương trình, nội dung giáo dục phải được sử dụng hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đào tạo.
Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo về tiến độ thực hiện dự án, thời hạn giải ngân, chất lượng công trình, tránh lãng phí, thất thoát.
Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm giảm chi phí không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ được giao.
Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, năng lực chuyên môn, ngạch công chức, viên chức, các cơ quan đơn vị có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo công chức, viên chức đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí nguồn nhân lực.
Có kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị đảm bảo đúng đối tượng, phù hợp nhu cầu sử dụng, thực hiện việc mua sắm theo quy định của pháp luật về đấu thầu, chỉ định thầu; sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh lãng phí và theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Thực hiện tốt Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của đơn vị, của Bộ Nội vụ.
Sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả, chất lượngĐối với công chức, viên chức, người lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, phương tiện đi lại, đi công tác trong và ngoài nước.
Có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản và sử dụng tài sản, trang thiết bị chung của cơ quan, đơn vị theo quy định; không để xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát tài sản, trang thiết bị riêng cho cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả, chất lượng. Thực hiện tốt Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của đơn vị, của Bộ Nội vụ.
Tiêu chuẩn khen thưởng đối với tập thểTập thể được đánh giá, xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” hàng năm trở lên, thực hiện tốt Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của đơn vị, của Bộ Nội vụ và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Hoàn thành, hoàn thành vượt mức mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, có kết quả minh chứng cụ thể. Có giải pháp, sáng kiến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được áp dụng có hiệu quả tại cơ quan, đơn vị.
Tiêu chuẩn khen thưởng đối với cá nhânCá nhân được đánh giá, xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” hàng năm trở lên, thực hiện tốt Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của đơn vị, của Bộ Nội vụ và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Hoàn thành, hoàn thành vượt mức mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, có kết quả minh chứng cụ thể. Có giải pháp, sáng kiến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được áp dụng có hiệu quả tại cơ quan, đơn vị. Phát hiện hoặc có thông tin phát hiện, ngăn chặn kịp thời không để hiện tượng lãng phí xảy ra trong cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, hình thức khen thưởng gồm: Khen thưởng hàng năm; Khen thưởng sơ kết và Khen thưởng tổng kết.
Bên cạnh đó, phong trào thi đua được thực hiện từ năm 2023 đến năm 2030, chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn I (từ năm 2023 đến năm 2025): Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua và phát động Phong trào thi đua trong Quý I năm 2023; thực hiện sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong năm 2025. Giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030): Triển khai giai đoạn II theo hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương vào năm 2026 và thực hiện tổng kết vào năm 2030.
Bộ Nội vụ yêu cầu các đơn vị bám sát nội dung thi đua để thực hiện phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả. Phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm và được thực hiện thường xuyên từ nay cho đến năm 2030. Phong trào thi đua phải được tổ chức sâu, rộng và thường xuyên trong các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ với nội dung thiết thực phù hợp tình hình 2 thực tiễn của từng đơn vị nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ đó góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao hàng năm. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện Phong trào thi đua; đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Phong trào thi đua.
Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ trân trọng giới thiệu toàn văn Kế hoạch tại
FILE đính kèm:
Anh Cao