BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Tránh TTHC có thể suy diễn theo nhiều cách khác nhau

22/09/2009 09:35

Việc khắc phục tình trạng thủ tục hành chính (TTHC) do các Bộ ban hành, nhưng xuống đến địa phương có thể bị suy diễn theo nhiều cách khác nhau được Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh khi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai giai đoạn 2 của Đề án 30, sáng 18/9.

Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 18/9 - Ảnh Chinhphu.vn

 Về biểu mẫu số 2 đánh giá thủ tục thành lập trường cao đẳng, Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng cho rằng thủ tục này thực chất là 3 TTHC, bao gồm thủ tục phê duyệt chủ trương thành lập, quyết định thành lập trường cao đẳng của Bộ GD-ĐT, thủ tục của UBND cấp tỉnh chấp thuận việc thành lập trường trên địa bàn. Do vậy, đề nghị Tổ công tác của Bộ GDĐT suy nghĩ thấu đáo để đưa ra những kiến nghị cải cách TTHC phù hợp.
   Tổ công tác của Thủ tướng đặt vấn đề, liệu có thể liên thông hai thủ tục cùng do Bộ thực hiện là thủ tục thành lập trường và thủ tục phê duyệt chủ trương thành lập trường, để tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân.
   Tổ công tác của Thủ tướng lưu ý, khi xác định mục tiêu của TTHC, phải đưa ra 3 nhóm mục tiêu cụ thể với từng đối tượng, bao gồm: mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước, mục tiêu của tổ chức, cá nhân muốn thành lập trường và mục tiêu của người học.
   Đồng thời cho rằng, việc chứng minh TTHC có đạt được mục tiêu hay không phải bằng những bằng chứng cụ thể như trong một năm thành lập được bao nhiêu trường, chất lượng sinh viên ra trường ra sao… Nếu như không chứng minh được TTHC có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra, thì nên loại bỏ TTHC đó.
Bên cạnh đó, thủ tục thành lập trường cao đẳng không nêu rõ thời hạn giải quyết, sẽ gây ra nhiều khó khăn cho tổ chức, cá nhân muốn thành lập trường.
  Trước câu hỏi của Bộ GDĐT là sẽ dùng biện pháp nào để sửa đổi các TTHC cũng như văn bản quy phạm pháp luật có bất cập, Tổ công tác của Thủ tướng cho biết, sẽ áp dụng kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản cùng cấp, kiên quyết không kéo dài thời gian tồn tại của những bất cập đó.
Cán bộ phải đặt mình vào vị trí người dân để đánh giá TTHC
  Làm việc với Bộ Xây dựng về Đề án 30, Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu: Phải đặt mình vào vị trí của người dân mới có thể đánh giá chính xác sự hợp lý của TTHC và những điều kiện, yêu cầu đi kèm TTHC đó.
Tổ công tác của Thủ tướng đánh giá, việc triển khai giai đoạn 2 Đề án 30 của Bộ Xây dựng chưa bám sát chỉ đạo của Thủ tướng và yêu cầu Tổ công tác của Bộ nhanh chóng xây dựng kế hoạch triển khai trình Bộ trưởng phê duyệt.
  Tổ công tác của Thủ tướng khẳng định, 3 biểu mẫu số 2, 2a và 2b là những biểu mẫu đánh giá tác động của TTHC với từng tiêu chí rà soát hết sức cụ thể, tránh được tình trạng rà soát chung chung. Chính vì vậy, việc rà soát đạt hiệu quả tới đâu phụ thuộc vào thái độ làm việc của các Bộ, ngành, mà trực tiếp là các Tổ công tác chuyên trách.
   Xem xét biểu mẫu số 2 đánh giá thủ tục cấp phép xây dựng, Tổ công tác của Bộ xác định mục tiêu của TTHC này là quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo đúng quy hoạch xây dựng. Tổ công tác của Thủ tướng đánh giá mục tiêu này là quá chung chung và chỉ ra, rõ ràng TTHC này chưa đáp ứng được mục tiêu, bởi trong thực tế, tình trạng xây dựng tràn lan, phá vỡ quy hoạch vẫn cứ diễn ra.
Tổ công tác của Thủ tướng cũng gợi ý, trong quá trình xem xét TTHC cần phải có tư duy mở, nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, thủ tục đặt ra thời hạn 20 ngày để cấp phép xây dựng với tất cả các công trình, trong khi trên thực tế có công trình thẩm định phức tạp, có công trình đơn giản.
Xem xét biểu mẫu 2b rà soát mẫu đơn cấp phép xây dựng, Tổ công tác của Thủ tướng cũng đặt câu hỏi về sự cần thiết của hàng loạt yếu tố mà mẫu đơn yêu cầu. Chẳng hạn, mẫu đơn yêu cầu phải ghi nguồn gốc đất trong khi hồ sơ đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
   Mẫu đơn cũng yêu cầu số điện thoại của tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế công trình. Tổ công tác của Thủ tướng đặt câu hỏi, “có bao giờ người thẩm định cấp phép gọi điện đến số điện thoại đó hay không”, và yêu cầu, nếu không thì nên loại bỏ để bớt phiền hà cho người dân và doanh nghiệp./.

Theo: http://www.chinhphu.vn
Tìm kiếm