Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã thành lập Đoàn công tác liên ngành trung ương tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa và lấy ý kiến nhân dân tại 09 khu vực tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Hòa Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Tờ trình của Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc giải quyết 09 khu vực tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính của 12 tỉnh, thành phố.
Theo đó, hiện nay các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Hòa Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Ninh chưa phân định được địa giới hành chính với địa phương liền kề tại các khu vực như sau:
Giữa tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh chưa phân định được địa giới hành chính tại 01 khu vực (Cù lao Gò Gia), giáp ranh giữa xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và xã Thạch An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng chưa phân định được địa giới hành chính tại 01 khu vực (Núi Vân và hòn Sơn Chà), giáp ranh giữa thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa - Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hòa Bình chưa phân định được địa giới hành chính tại 01 khu vực (Suối Xia), giáp ranh giữa xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa và các xã Mai Hịch, Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình chưa phân định được địa giới hành chính tại 02 khu vực: Khu vực đến Cát Đùn, giáp ranh giữa xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và các xã Gia Hưng, Gia Hòa, huyện Gia Viễn, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; Khu vực Chín quả đồi Lim, giáp ranh giữa xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Giữa tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng chưa phân định được địa giới hành chính tại 01 khu vực (Nông trường Quý Cao), giáp ranh giữa các xã Quang Trung, Nguyên Giáp huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và các xã Đại Thắng, Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh chưa phân định được địa giới hành chính tại 02 khu vực: Bắc đảo Cát Bà giáp ranh giữa huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Bãi Nhà Mạc, giáp ranh giữa huyện Hải An, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ Phan Văn Hùng,
Giám đốc Dự án 513 phát biểu ý kiến tại Hội thảo
Qua trao đổi, thảo luận, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo các văn bản. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị, trong dự thảo các Tờ trình cần chốt phương án giải quyết trên cơ sở quan điểm của chính quyền và nhân dân các địa phương tại khu vực có tranh chấp địa giới hành chính và ý kiến của Đoàn công tác liên ngành Trung ương; đồng thời, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của các phương án trình Bộ Chính trị. Dự thảo các Tờ trình phải nêu rõ được lịch sử của việc tranh chấp địa giới hành chính, làm rõ hiện trạng tranh chấp cụ thể như: diện tích mặt nước, diện tích đất, rừng tự nhiên, rừng trồng, số hộ dân cư đang sinh sống và doanh nghiệp đang hoạt động do tỉnh nào đang quản lý. Dự thảo Tờ trình cần được xây dựng ngắn gọn, súc tích, đầy đủ thông tin, tập trung vào những vấn đề cần giải quyết.
Các đại biểu đều thống nhất, trong tình hình hiện nay, việc xác định địa giới hành chính giữa các địa phương cần được trình cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm, tránh để kéo dài nhằm sớm ổn định đời sống cho nhân dân tại các khu vực có tranh chấp, bảo đảm lợi ích quốc gia và lợi ích của địa phương cũng như thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước của chính quyền và đời sống, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trân trọng cảm ơn ý kiến góp ý, lựa chọn phương án của Đoàn công tác liên ngành Trung ương; đồng thời, khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ những ý kiến góp ý của các đại biểu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo các Tờ trình của Ban Cán sự đảng Chính phủ trình xin ý kiến Bộ Chính trị.
Toàn cảnh Hội thảo
Chiều cùng ngày, tại trụ sở Bộ Nội vụ, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, Đoàn công tác liên ngành Trung ương đã có buổi làm việc với Đoàn công tác tỉnh Quảng Trị về việc xác định đường địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị tại khu vực xã A Bung, huyện Đakrông và xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác tỉnh Quảng Trị đã báo cáo, làm rõ về lịch sử hình thành đường địa giới hành chính và quá trình giải quyết địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và tình Thừa Thiên Huế và quan điểm của tỉnh Quảng Trị về giải quyết tranh chấp địa giới giữa 2 tỉnh Quảng Trị và tình Thừa Thiên Huế trên tinh thần nghiêm túc thực hiện Quyết định 762/TTg ngày 22/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời có căn cứ lịch sử, thực tiễn và pháp lý đối với hai khu vực tranh chấp giữa hai tỉnh; đảm bảo 4 nguyên tắc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Công văn số 713/VPQH-TH ngày 10/4/2006 của Văn phòng Quốc hội
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chủ trì buổi làm việcKhu vực xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
và xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Toàn cảnh Buổi làm việc