BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Xây dựng và thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá

10/12/2020 16:29

Văn bản này đã được đưa ra tại phiên họp toàn thể cuối cùng của vòng đàm phán thứ  sáu Cơ quan Đàm phán Liên Chính phủ vào ngày 1 tháng 3 năm 2003. Hội nghị đã đồng ý rằng văn bản này sẽ được chuyển tới Đại Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ  56 vào tháng 5 năm 2003.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá (FCTC) thể hiện một cách tiếp cận toàn diện để kiểm soát thuốc lá toàn cầu và là sự kết hợp thành công của một số đề xuất nhân quyền quốc tế nhằm giải quyết đại dịch toàn cầu về việc sử dụng thuốc lá (Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 2003). Với hơn 180 quốc gia đã tham gia làm thành viên công ước, Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá là hiệp ước được thông qua rộng rãi nhất trong lịch sử Liên hợp quốc. Năm 2008, WHO đã tổng kết các nỗ lực kiểm soát thuốc lá toàn cầu của FCTC trong sáu chiến lược: Giám sát các chính sách đã thực hiện, Bảo vệ cá nhân khỏi khói thuốc thụ động, Cung cấp hỗ trợ cai thuốc lá, Cảnh báo về hậu quả sức khỏe của thuốc lá. Thực hiện lệnh cấm tiếp thị và tăng thuế và giá các sản phẩm thuốc lá. Để hỗ trợ việc triển khai MPOWER, Bloomberg Philanthropies đã cung cấp một sáng kiến trị giá 375 triệu đô la trong sáu năm cho các nỗ lực quốc tế của WHO trong 15 nước thu nhập thấp và trung bình (LMIC) như một phần của sáng kiến Không thuốc lá.

Các chiến lược hỗ trợ việc thực hiện các biện pháp làm giảm nhu cầu có trong Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (WHO Framework Convention o­n Tobacco Control_WHO FCTC) như gói “MPOWER” đã giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng trong thập kỷ qua. MPOWER được thiết lập vào năm 2008 nhằm thúc đẩy hành động của chính phủ về 6 chiến lược kiểm soát thuốc lá-1 cho mỗi chữ cái của từ viết tắt MPOWER nhằm dập tắt nạn dịch thuốc lá cụ thể là Monitor tobacco use and prevention policies (Giám sát sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng chống); Protect people from tobacco smoke (Bảo vệ con người tránh khói thuốc lá); Offer help to quit tobacco use (Cung cấp sự trợ giúp để từ bỏ hút thuốc lá); Warn people about the dangers of tobacco (Cảnh báo mọi người về sự nguy hiểm của thuốc lá); Enforce bans o­n tobacco advertising, promotion and sponsorship (Thi hành lệnh cấm quảng cáo thuốc lá, khuyến mãi và tài trợ); Raise taxes o­n tobacco (Tăng thuế đánh vào thuốc lá). Những phát hiện chính của báo cáo được tài trợ bởi nhà tài trợ Bloomberg bao gồm thực tế tăng thuế là biện pháp MPOWER thực hiện ít nhất dưới dạng bao phủ toàn dân và là điều đã nhìn thấy là sự cải thiện ít nhất về hành động của chính phủ kể từ năm 2008. Tuy nhiên theo WHO, từ năm 2008 khi 22 quốc gia đánh thuế thuốc lá hơn 75% giá thành một gói thuốc thì đến năm 2014 chỉ mới có thêm 11 quốc gia áp dụng biện pháp tăng thuế lên mức thích hợp. Đến năm 2014, hơn 2,8 tỷ người mới được bảo vệ bởi ít nhất một chiến lược MPOWER được thực hiện tốt.

Các hoạt động kiểm soát thuốc lá do FCTC đưa ra có liên quan trực tiếp đến các chiến lược cải thiện sức khỏe tim mạch (CVH) và phòng ngừa bệnh tim mạch (CVD). Kiểm soát thuốc lá ban đầu, chẳng hạn như giảm doanh số bán hàng cho trẻ vị thành niên, đặc biệt hiệu quả để ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá và thúc đẩy CVH. Biện pháp kiểm soát thuốc lá, bao gồm quy định về hàm lượng thuốc lá và các can thiệp lâm sàng để cai thuốc lá, được thiết kế để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người trưởng thành hút thuốc. Việc thực hiện các chính sách của MPOWER đã giảm số người hút thuốc trên toàn cầu xuống 15 triệu người trong năm 2010, với 7,5 triệu ca tử vong do thuốc lá tương ứng đã được ngăn chặn.


Anh Cao (Nguồn: ncbi.nlm.nih.gov)

Tìm kiếm