BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


HĐND cấp xã phải có đại biểu chuyên trách

17/08/2009 10:14

    Ngày 15/11/2008, QH thông qua Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã quyết định cụ thể danh sách 582 huyện, quận, Phường thuộc 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm. Trước khi QH ra nghị quyết, có địa phương (không thuộc danh sách thí điểm không tổ chức HĐND phường) chỉ có 7 đại biểu HĐND phường hoạt động kiêm nhiệm. Đến tháng 3.2009, địa phương này đã có tới 20 đại biểu hoạt động kiêm nhiệm ở 10 phường (tức là không còn đại biểu chuyên trách, Thường trực HĐND hoạt động kiêm nhiệm 100%). Nêu dẫn chứng trên, chúng tôi muốn trao đổi về việc chấp hành quy định HĐND phải có đại biểu hoạt động chuyên trách, để bảo đảm hiệu quả hoạt động của HĐND ở cơ sở.

     Điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định “Thường trực HĐND cấp xã gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND phải được Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp phê chuẩn”. Khoản 5 Điều 18 Quy chế hoạt động HĐND quy định “Chủ tịch HĐND có thể làm việc kiêm nhiệm, Phó chủ tịch, Ủy viên Thường trực HĐND làm việc chuyên trách”. Như vậy, Thường trực HĐND mỗi cấp ở địa phương phải có ít nhất một đại biểu hoạt động chuyên trách. Nơi nào HĐND bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND hoạt động kiêm nhiệm, Thường trực HĐND cấp trên có quyền không phê chuẩn. Thường trực HĐND cấp trên kiên quyết thực hiện theo luật định, khi đó HĐND cấp dưới phải thực hiện lại quy trình giới thiệu người đủ tiêu chuẩn để bầu giữ cương vị là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách (nếu đã giới thiệu đại biểu tham gia Thường trực HĐND hoạt động kiêm nhiệm 100%). 

    Thực tế có địa phương, thành viên Thường trực HĐND hoạt động chuyên trách từ đầu nhiệm kỳ, nhưng giữa nhiệm kỳ lại thay đổi - phải hoạt động kiêm nhiệm. Do vậy, để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, quyết định phê chuẩn của Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp về kết quả bầu thành viên của Thường trực HĐND phải nêu rõ từng đại biểu HĐND giữ chức vụ hoạt động chuyên trách hay kiêm nhiệm. Như vậy, Thường trực HĐND cấp trên theo dõi, giám sát mới đúng pháp luật; đồng thời, không thể có trường hợp đã phê chuẩn đại biểu hoạt động chuyên trách, sau đó HĐND lại bầu giữ chức vụ khác mà không cần phải có quyết định phê chuẩn của cấp trên. Chấp hành nghiêm quy trình bầu cử Thường trực HĐND như vậy, HĐND các cấp ở địa phương đều có đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách đến hết nhiệm kỳ. Quy chế hoạt động của HĐND không quy định, nhưng nhiều địa phương, HĐND đã quy định đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm phải dành 1/3 thời gian cho hoạt động của HĐND. Tuy nhiên, việc thực hiện còn rất khiêm tốn. Giữa 2 kỳ họp HĐND, chủ yếu chỉ có đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách và một số thành viên ban HĐND tham gia giám sát theo kế hoạch. Đối với cấp xã, HĐND không có các ban và cán bộ giúp việc chuyên trách, đến nay lại không có thành viên Thường trực HĐND hoạt động chuyên trách thì HĐND không thể hoạt động hiệu quả. Mặt khác, địa phương không có cán bộ theo dõi, tổng hợp hoạt động của HĐND từ đầu đến cuối nhiệm kỳ, Thường trực HĐND lại không hoạt động chuyên trách sẽ rất khó khăn trong việc chuyển giao kinh nghiệm của khóa trước cho khóa sau...
    Hiện nay, Nhà nước chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đến năm 2011, với mục đích chọn ra mô hình hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương thực sự hiệu quả. Những địa phương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã có cơ chế, chính sách riêng (bổ sung cơ quan nhà nước cấp trên và cấp dưới) cho phù hợp. Vì vậy, cuối nhiệm kỳ 2004-2011, địa phương nào không bố trí Thường trực HĐND cấp xã có ít nhất một đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách là không thực hiện đúng quy định và khó có điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND ở địa phương.
Theo http://www.nguoidaibieu.com.vn

 

Tìm kiếm