BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

- Báo cáo số 4088/BC-BNV ngày 15/07/2024 của Bộ Nội vụ sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của ngành Nội vụ - Thông báo số 4087/TB-BNV ngày 15/7/2024 của Bộ Nội vụ kết luận của Bộ trưởng tại Hội nghị của Bộ Nội vụ với các địa phương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của ngành Nội vụ - Thông báo số 3954/TB-HĐTC ngày 09/7/2024 của Hội đồng sát hạch, tuyển chọn về việc triệu tập công chức, viên chức tham dự tổ chức sát hạch, tuyển chọn cán bộ Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ các cấp của Bộ Nội vụ.." năm 2024. - Thông tư số 07/2024/TT-BNV ngày 05/07/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, ĐVSNCL của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính - xã hội và hội - Thông tư số 8/2024/TT-BNV ngày 05/07/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc - Thông tư số 05/2024/TT-BNV ngày 27/06/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng II và lên hạng III đối với VCHC, VCVT, VCLT; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức
A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Thu hút, trọng dụng nhân tài - Một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước

25/12/2020 11:03

Vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài ở nước ta đã được đặt ra từ lâu nhưng đến nay vẫn đang là vấn đề thời sự và ngày càng trở nên cấp bách cả về lý luận và thực tiễn bởi nó có ý nghĩa góp phần quyết định đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, trong điều kiện tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Vai trò của nhân tài trong cải cách hành chính và cải cách khu vực sự nghiệp dịch vụ công

Theo TS. Dương Quang Tung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội Vụ, nhân tài trong khu vực công được hiểu là những cán bộ, công chức, viên chức có năng lực vượt trội, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều thành tích, cống hiến và tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của người dân.

Thu hút nhân tài trong khu vực công là việc Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách hữu hiệu để thu hút những người có tài năng vào các lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công.

Khu vực công bao gồm lĩnh vực hành chính, quản lý nhà nước và lĩnh vực sự nghiệp, dịch vụ công, có vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển của đất nước, đời sống của nhân dân và vận mệnh quốc gia. Bởi vậy, việc thu hút và trọng dụng nhân tài trong khu vực công là rất cần thiết bởi nhân tài là những “con chim đầu đàn” của mỗi tổ chức, cơ quan nhà nước, của mỗi đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cũng như của mỗi ngành, lĩnh vực và có thể là của cả quốc gia. Bộ máy Nhà nước nói chung và từng cơ quan Nhà nước nói riêng, cũng như mỗi đơn vị, mỗi ngành, lĩnh vực sự nghiệp, dịch vụ công đều cần phải có những người có tài cao, đức trọng để đóng vai trò tiên phong trong các lĩnh vực công vụ và phục vụ nhân dân.

Nhân tài đóng vai trò quan trọng trong việc tìm tòi, sáng tạo những ý tưởng mới, những con đường mới, những chủ trương mới nhằm cải tạo thực tiễn theo hướng cách mạng, cải cách và đổi mới. Trong công cuộc cách cách hành chính nhà nước và cải cách khu vực sự nghiệp dịch vụ công của nước ta hiện nay rất cần những người tài để dẫn dắt và hoạch định các chủ trương, chính sách một cách đúng đắn, sáng tạo, hợp quy luật phát triển trong bối cảnh mới của đất nước. Việc thiếu nhân tài cần thiết trong từng lĩnh vực, từng khâu, từng cấp là một trong những nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu kìm hãm tiến trình và kết quả của các cải cách, đổi mới trong khu vực công ở nước ta hiện nay.

Nữ thủ khoa Học viện Kỹ thuật mật mã năm 2018 Dương Ngọc Huyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng cán bộ, trọng dụng nhân tài

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.

Bác luôn khẳng định một khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì cán bộ là khâu quyết định. Người viết “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Bác căn dặn trọng dụng nhân tài phải làm thường xuyên, liên tục như “người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”; “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”.

Dù Bác đã đi xa nhưng quan điểm của Người về sử dụng, trọng dụng nhân tài đến nay vẫn còn nguyên giá trị, Đảng ta tiếp tục kế thừa vận dụng sáng tạo trong việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập càng chứng tỏ rằng cốt lõi vẫn là yếu tố con người.

Chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về thu hút và trọng dụng nhân tài

Ngay từ những năm đầu đổi mới, trong Văn kiện Đại hội VI, Đại hội VII, Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Từ năm 1997, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Năm 2008, Trung ương Ðảng ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng định, một bộ phận của trí thức Việt Nam là những trí thức Việt kiều luôn hướng về quê hương đất nước.

Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” nhấn mạnh: “Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài”. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết này, Hội nghị Trung ương 9 (khoá X) xác định một trong những nhiệm vụ rất cần thiết là “triển khai xây dựng đề án Chiến lược quốc gia về nhân tài”.

Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng”. Đại hội XI khẳng định: “Có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”; “Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài”; “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài…”.

Tại Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài; tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài; coi đó là giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược cán bộ”, “lựa chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu, có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài”.

Đại hội XII đã nhấn mạnh đến việc: Thực hiện chính sách nhân tài trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Để có cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ, bên cạnh việc đổi mới bầu cử trong Đảng, thay đổi phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cần có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài và “có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài”.

Ngay từ những năm đầu đổi mới, Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục là“nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chỉ rõ: “Những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân chủ yếu làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của chúng ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Ðảng và Nhà nước”.

Nhất quán và kiên trì thực hiện quan điểm “phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài”, Nghị quyết 26 đã yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ. Trong đó “quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững”.

 “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, bởi vậy, trọng dụng nhân tài một cách hợp lý, hiệu quả là cách tạo điều kiện tốt nhất để những người tài có cơ hội đóng góp cho xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, tại Kết luận 86-KL/TW, ngày 24/01/2014 về “Chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ”, Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, thu hút ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ vào các lĩnh vực công tác của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện… Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2017/NÐ-CP thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Tiếp theo tháng 2/1018, Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương 7 khóa XII tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến dự thảo Đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” với 14 bộ ngành cơ quan trung ương, 22 địa phương đăng ký được thực hiện thí điểm đề án.

Để thu hút người tài, ngoài các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương thì các dự án luật liên quan (như dự án Luật Thanh niên sửa đổi; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức…) cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ.

Hiện thực hóa những quan điểm, chủ trương này của Đảng, Chính phủ đã xây dựng và triển khai nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có nội dung thu hút, trọng dụng nhân tài như: xét tuyển đặc cách không qua thi tuyển vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước đối với những người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc của các trường đại học có uy tín ở nước ngoài. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi về xuất nhập cảnh và cư trú, tuyển dụng, lao động, học tập, tiền lương, nhà ở, tiếp cận thông tin… để các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, có thể phát triển tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Tổ chức các cuộc thi để phát hiện, khuyến khích tài năng trẻ...

Trong hai ngày 30 – 31/3/2019, Diễn đàn “Người Việt có tầm ảnh hưởng toàn cầu” lần đầu tiên được tổ chức tại Pari – thủ đô nước Pháp với sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho thấy Việt Nam thực sự tích cực trong thực hiện chiến lược thu hút nhân tài.

Người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng kiên quyết nêu quan điểm sử dụng người tài “chọn người tài chứ không chọn người nhà”, trọng dụng người tài “không có nhân tài thì không thể phát triển đất nước. Nhưng có nhân tài rồi mà không trọng dụng thì cũng khiến đất nước suy yếu”./.


Nguồn: laodongxahoi.net

Tìm kiếm