Kế hoạch thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ

22/04/2022 12:31
  • Print
  • Lượt xem: 17747

Ngày 18/4, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch số 21-KH/BCSĐ thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Mục đích của Kế hoạch nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thực hiện nghiêm Kết luận trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Tích cực thực hiện các giải pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ban Cán sự đảng Bộ yêu cầu các cơ quan, đơn vị bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Kết luận số 21-KL/TW; mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 03-KH/TW và Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 11/3/2022 để tổ chức thực hiện nghiêm Kết luận số 21 -KL/TW.

Quá trình thực hiện Kết luận phải tạo được sự đồng bộ, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, quy định về những điều đảng viên không được làm, các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Việc tổ chức triển khai thực hiện Kết luận phải kế thừa kết quả, kinh nghiệm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thời gian qua, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tuyệt đối không được hình thức, chiếu lệ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện Kết luận.

Về công tác phổ biến, quán triệt, thông tin, tuyên truyền, thực hiện Quy chế phối hợp, Ban Cán sự đảng Bộ đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ phổ biến, quán triệt Kết luận số 21-KL/TW đến toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện theo yêu cầu của Bộ Chính trị và chỉ đạo của tổ chức Đảng cấp trên; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Ban Cán sự đảng Bộ trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Đảng ủy Bộ ban hành Nghị quyết chuyên đề để quán triệt triển khai trong toàn Đảng bộ.

Ban Cán sự đảng Bộ yêu cầu Tạp chí Tổ chức nhà nước, Trung tâm Thông tin tăng cường tuyên truyền Kết luận số 21-KL/TW trên cổng Thông tin điện tử của Bộ, Tạp chí Tổ chức nhà nước; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Ban Cán sự đảng Bộ yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy đảng cùng cấp tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình. 

Trong đó, tăng cường đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động về tầm quan trọng của nghiên cứu, học tập lý luận chính trị, đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của mỗi cá nhân.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 09-KH/BCSĐ ngày 27/8/2021 của Ban Cán sự đảng Bộ thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị; quán triệt nội dung học tập, làm theo và nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Tăng cường công tác thông tin định hướng tư tưởng, thông tin vê những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm; chủ động dự báo tình hình, kịp thời xử lý thông tin, định hướng dư luận xã hội, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong đội ngũ công chức, viên chức và người lao động. Nâng cao chất lượng đo lường, đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan báo chí thuộc Bộ, quản lý chặt chẽ các trang tin điện tử; phát huy vai trò của cơ quan báo chí trong đấu tranh phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng Internet, mạng xã hội để xuyên tạc sự thật, kích động, gây rối, chia rẽ đoàn kết nội bộ…

Thứ hai, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.


Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 167-KH/BCSĐ ngày 16/7/2018 của Ban Cán sự đảng Bộ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp.

Thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung theo Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị. Quan tâm xây đựng đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy dân chủ gắn với tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ. Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ một cách thực chất và hiệu quả; bảo đảm đúng quy định, quy trình, công tâm, khách quan, chặt chẽ, thận trọng trong từng khâu của công tác cán bộ.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, có tiêu chí và thông qua sản phâm cụ thể; gắn đánh giá cá nhân với tập thể, với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ. Chủ động phát hiện nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm số lượng và cơ cấu hợp lý…

Thứ ba, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách. 

Trình Quốc hội dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); xây dựng dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Đề án tổng thế sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Tiếp tục thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong các cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp. Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước. 
 
Sửa đổi một số nghị định liên quan đến quản lý công chức, viên chức. Thực hiện tổng kết 5 năm thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. Hoàn thiện Đề án chiến lược quốc gia về nhân tài…

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh phòng; chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.
 

Thực hiện thường xuyên, nghiêm túc kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ công chức, viên chức, lĩnh vực liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra sai phạm để chủ động phòng ngừa.

Tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm Quyết định số 638/QĐ-BNV ngày 24/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ.

Xây dựng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra có bản lĩnh vững vàng, liêm chính, trung thực, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn sâu, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xử lý kiên quyết, kịp thời, đúng pháp luật những hành vi tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí; thực hiện nghiêm quy định bảo vệ người tố cáo về tham nhũng, tiêu cực; khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời những mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ năm, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận tại Bộ Nội vụ theo Quyết định số 23-QĐ/TV/ ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị gắn với chức năng, nhiệm vụ của Bộ.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nâng cao nhận thức, trách nhỉệm của công chức, viên chức, người lao động trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thanh Tuấn

VIDEO