BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Bài thuyết trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ”

16/10/2015 14:42

Trong hương sen thơm dịu mát đầu mùa tháng 5, trong lòng mỗi chúng ta lại dâng lên niềm thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại.

Cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp cách mạng vĩ đại, tấm gương đạo đức sáng ngời, công ơn trời biển của Bác đối với đất nước, nhân dân mãi mãi là di sản vô giá của dân tộc ta, là nguồn động lực tinh thần vô cùng to lớn cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Người.

Hôm nay, trong không khí cả nước đang hướng tới kỷ niệm 123 năm ngày sinh của Bác; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang quyết tâm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, tôi rất vinh dự và xúc động được đại diện cho Đảng bộ Bộ Tư pháp tham dự Hội thi thuyết trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ” do Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức.

Lời đầu tiên, tôi xin gửi tới các đồng chí Lãnh đạo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, các vị khách quý, Ban Giám khảo cùng toàn thể quý vị đại biểu lời chào trân trọng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc Hội thi của chúng ta thành công tốt đẹp, thiết thực chào mừng kỷ niệm 123 năm Ngày sinh của Bác Hồ kính yêu!

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức, vừa có tài. Theo Người: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. “Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ”.

1. Tư tưởng của Bác về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức xuất phát từ nền tảng và tầm quan trọng của vấn đề đạo đức người cách mạng mà Người đã dày công xây đắp

Bác khẳng định đạo đức của người cách mạng cần thiết như nguồn của sông, gốc của cây. Muốn lãnh đạo được nhân dân thì bên cạnh tài trí, người cách mạng phải có đạo đức.

Theo Bác, đạo đức chính là “gốc” của người cán bộ cách mạng. Nếu gốc ấy vững, thì người cán bộ dễ dàng phát huy tài trí, tự làm sáng đẹp bản thân và trở thành người có ích cho nước, cho dân. Nếu gốc ấy không vững, thì người cán bộ dễ dàng ngả nghiêng, sa ngã, “lòng dạ không còn trong sáng nữa”, và khi đó, họ sẽ tự làm xấu chính mình và làm hại đến công việc chung của Đảng, Nhà nước.

2. Tư tưởng “người cán bộ phải là người đày tớ, công bộc của dân, gắn bó chặt chẽ vi nhân dân, hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ nhân dân” là hạt nhân, là cốt lõi trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức

Suốt cả cuộc đời mình, Người đã rất nhiều lần căn dặn, nhắc nhở chúng ta những điều thiết tha, tâm huyết: cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân; phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đây tớ thật trung thành của nhân dân. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì hại đên dân, ta phải hết sức tránh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: Trong một đêm đông năm 1941 tại hang Pác Bó, Bác nói với Đại tướng rằng, làm người cách mạng thì phải luôn có tinh thần “Dĩ công vi thượng”. “Dĩ công vi thượng” tức là luôn lấy việc công làm hàng đầu, luôn đặt lợi ích chung của dân của nước, của Đảng lên trên hết, tất cả vì nước vì dân, đem lòng chí công vô tư mà đối xử với người, với việc, không mảy may có chút chủ nghĩa cá nhân - đó là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức H Chí Minh, đó cũng là yêu cầu cơ bản, thiết yếu nhất của đạo đức công vụ.

3. Đạo đức công vụ theo tư tưởng của Bác là đạo đức cách mạng được thể hiện qua nhận thức, hành vi, việc làm cụ thể của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao và trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Phẩm chất hàng đầu, có tính quyết định trong đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức, đó là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”

Bác nhấn mạnh: “Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người”. Đối với người cán bộ, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì chẳng những không thực hiện được vai trò, trách nhiệm của mình mà còn làm hại đến nhân dân.

Phẩm chất thứ hai của đạo đức công vụ là có tinh thần trách nhiệm cao vi công việc

Bác chỉ rõ: Bất cứ công việc nào được tổ chức giao cho người cán bộ cũng là cần thiết đối với cách mạng. Vì vậy, “Khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công”. Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm”.

Phẩm chất thứ ba của đạo đức công vụ là chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thực hiện công vụ

Theo Người, kỷ luật là sức mạnh của tổ chức. Vì vậy, mỗi cán bộ, nhân viên khi thực hiện công vụ cần phải gương mẫu về đạo đức, tự giác tuân thủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nền nếp công tác. Tuân thủ tốt kỷ luật sẽ tránh được những cám dỗ, bệnh quan liêu, tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân.

Làm người cán bộ, đảng viên phải có tinh thần ham học hỏi, phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái, nghiên cứu sáng tạo trong công việc. Cán bộ phụ trách phải theo đường lối chung nhưng đồng thời phải suy nghĩ tìm tòi, có những sáng kiến riêng của mình theo tinh thần “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, như thế công việc mới linh hoạt, thông sut, sức mạnh của tổ chức mới được nâng lên.

Phẩm chất thứ tư của đạo đức công vụ là có ý chí rèn luyện, cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc, không ngại khó khăn gian khổ

Bác Hồ của chúng ta là tấm gương tiêu biểu nhất cho tinh thần tự rèn luyện, học tập không ngừng của người cán bộ cách mạng. Càng khó khăn, thử thách bao nhiêu thì người cán bộ càng phải nêu cao ý chí tự luyện rèn, vượt khó bấy nhiêu, bởi vì như Bác nói:

“Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân      

Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng”.

Bác chỉ rõ “Xã hội ngày càng tiến, công tác của ta cũng ngày càng tiến... Vì vậy, năng lực của ta, sáng kiến của ta, tiến bộ của ta cũng phải luôn phát triển, tiến lên không ngừng. Không tiến, tức là thoái”. “Mỗi một đng chí ta phải có thái độ khiêm tốn, càng cựu, càng giỏi, càng phải khiêm tốn, phải có lòng cầu tiến bộ”.

Phẩm chất thứ năm của đạo đức công vụ, theo Bác, đó là phải có tinh thần thân ái, hp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc

Người dạy, mọi người cần đoàn kết thân mật, hợp tác chặt chẽ như tay với chân thì công việc mới hoàn thành được. Thực hiện tinh thần thân ái, hp tác theo Bác không phải là bao che khuyết đim cho đồng chí, đồng nghiệp mà đ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và đấu tranh, ngăn chặn những hành vi sai trái trong thi hành công vụ và trong cuộc sống.

4. Thực tiễn xây dựng, bảo vệ và phát triển của đất nước ta trong những năm qua cũng như hiện nay, trong đó có vấn đề xây dựng và phát trin đội ngũ cán bộ, công chức và nền công vụ của nước ta đã cho thấy những quan đim, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ có giá trị thực tiễn vô cùng sâu sắc.

Đối với Bộ Tư pháp, một trong những Bộ được thành lập ngay từ buổi đầu thành lập nhà nước cách mạng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là “một cơ quan trọng yếu của chính quyền”, đồng thời được Người coi trọng chăm lo giáo dục, huấn thị nhiều quan điểm, tư tưởng mang tính phương châm, nền tảng, trong đó có vấn đề đạo đức của người cán bộ tư pháp.

Đặc trưng của công tác tư pháp là xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thực hiện các hoạt động chuyên môn có tính tác nghiệp, cung cấp dịch vụ công cho xã hội về pháp luật và tư pháp. Công tác tư pháp của Bộ, ngành Tư pháp có rất nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến lợi ích cơ bản của công dân về các quyền dân sự, kinh tế, chính trị như: Quốc tịch, hộ tịch, công chứng, chứng thực, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự,v.v.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở quán triệt sâu sắc những lời dạy của Bác về đạo đức cách mạng, về công tác tư pháp và người cán bộ tư pháp; phát huy truyền thống của Ngành qua hơn 67 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, vừa qua, Bộ Tư pháp đã xây dựng “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức viên chức ngành Tư pháp”.

Thực hiện tư tưởng của Bác, cán bộ, công chức, viên chức của ngành Tư pháp đã và đang ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu để thực hiện ngày càng tốt hơn những phẩm chất đạo đức công vụ của người cán bộ tư pháp, đó là:

Nhận thức sâu sắc được vấn đề tư pháp là vấn đề “ở đời và làm người”, nêu cao lòng yêu nước, thương dân; gần dân, tôn trọng và học hỏi nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tích cực góp phần tăng cường nền luật pháp dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thể hiện tinh thần trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư. Không ngừng học tập, nâng cao nhận thức chính trị - pháp lý, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.

Xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết, thân ái, hp tác trong tập thể cơ quan, đơn vị; có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, dìu dắt, giúp đỡ nhau làm tròn nhiệm vụ.

Nêu gương bản thân về cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật; th hiện tính chuẩn mực, nghiêm minh, công bằng của pháp luật trong công tác cũng như trong sinh hoạt cộng đồng.

Đối với bản thân tôi là một cán bộ tư pháp, đồng thời vinh dự được tổ chức giao đảm nhiệm vai trò Bí thư đoàn thanh niên Văn phòng Bộ và tham gia công tác tuyên giáo của Đảng ủy Bộ, tôi càng ý thức sâu sắc và càng tự nhủ mình phải không ngừng rèn luyện để tiến bộ, nêu cao tinh thn tu dưỡng, phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ công tác; tích cực trao đổi với đồng chí, với đoàn viên, với nhân dân những gì mình hiểu, học được ở Bác về đạo đức cách mạng nói riêng, đạo đức công vụ nói chung để mọi người cùng hiểu, học và làm theo Bác, qua đó góp sức cùng tập thể đơn vị thực hiện ngày càng tốt hơn những lời dạy của Người.

Từ đạo làm người, Bác đã truyền cho chúng ta nhận thức và nguồn cảm hứng, sức mạnh tinh thần để vươn tới những giá trị cao quý, vẻ vang của đạo làm cán bộ, giúp chúng ta vượt qua những rào cản, khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

“Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn.
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn.
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi.
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”.

 

 

Nguồn: Bộ Tư pháp cung cấp
Tìm kiếm