Sưu tầm tài liệu, tư liệu lưu trữ theo thẩm quyền được giao; Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, tư liệu lưu trữ đã sưu tầm vào Trung tâm; Bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu, tư liệu lưu trữ; Lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ quý hiếm (ở dạng số hóa) theo quy định phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; Tu bổ, phục chế tài liệu, tư liệu lưu trữ bị hư hỏng của Trung tâm theo quy định phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; Xây dựng và quản lý hệ thống công cụ thống kê, tra cứu tài liệu, tư liệu lưu trữ; Thực hiện các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu, tư liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm; Thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn công tác của Trung tâm; Thực hiện các dịch vụ lưu trữ theo quy định pháp luật; Quản lý tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh phí của Trung tâm theo quy định pháp luật và quy định phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Một số hình ảnh về các ấn phẩm lưu trữ do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I biên soạn và hợp tác biên soạn xuất bản
Thực hiện Chỉ thị 1973/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, tập thể lãnh đạo và đội ngũ công chức viên chức Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã đạt được những kết quả nổi bật, đặc biệt trong công tác sưu tầm, chỉnh lý tư liệu, tài liệu, góp phần nâng cao việc bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Kết quả:
Sưu tầm tài liệu quý hiếm: Trong thời gian từ 2010 - 2014, Trung tâm đã tổ chức khoảng gần 20 đoàn khảo sát, thống kê, sưu tầm tài liệu với kết quả cụ thể như sau: Sưu tầm được: 28 sắc phong bản gốc; Sao chụp, scan được 526 sắc phong, 632 trang Địa bạ, 3.200 trang tài liệu dạng văn bản.
Chỉnh lý tài liệu: Công tác chỉnh lý đều hoàn thành tốt kế hoạch và chỉ tiêu được giao.
Tài liệu Hán Nôm: sắp xếp, chỉnh lý, biên dịch được: 47.060 trang tài liệu; 260 sắc phong;
Tài liệu tiếng Pháp: Chỉnh lý sơ bộ được trên 600 mét; Thống kê, xác định nội dung 256.5 mét tài liệu.
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng công cụ tra cứu tài liệu: Hoàn thành việc hoàn thiện mục lục các 04 phông tài liệu Hán Nôm và 05 phông tài liệu tiếng Pháp; Hoàn thành việc chuyển đổi tên 345.418 file ảnh theo hướng dẫn số 169/HD-VTLTNN của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; chuyển đổi cơ sở dữ liệu thông tin cấp 2 phông Châu bản triều Nguyễn vào chương trình Efile (khoảng trên 85.000 văn bản); nhập phiếu tin của 475 mét tài liệu tiếng Pháp; nhập dữ liệu Châu bản triều Bảo Đại gồm 2.703 phiếu tin; Hoàn thành việc số hóa trên 2.000.000 trang ảnh phục vụ Đề án Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia và lập cơ sở dữ liệu, xây dựng mạng nội bộ đáp ứng phục vụ độc giả thuận tiện, nhanh chóng; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác đã góp phần và nâng cao hiệu quả phục vụ sử dụng tài liệu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cải cách hành chính trong hoạt động của Trung tâm.
Công tác bảo quản tài liệu: Hoàn thành tu bổ tài liệu gần 200.000 tờ; khử axit 600 tờ, khử trùng 220 mét tài liệu và hoàn thành đóng quyển tài liệu Hán - Nôm là 25.189 quyển.
Công tác phòng Đọc: Trong thời gian từ 2010 - 2014, phòng Đọc của Trung tâm đã phục vụ gần 8.000 lượt độc giả với trên 3.000 phiếu yêu cầu nghiên cứu và trên 2.000 phiếu yêu cầu sao chụp. Trung tâm đã phục vụ khai thác khoảng 18.000 hồ sơ tài liệu, gần 1000 văn bản Châu bản, gần 200 văn bản Nha Kinh lược Bắc Kỳ; cung cấp khoảng 150.000 trang tài liệu sao chụp và chứng thực lưu trữ trên 100 văn bản.
Công tác công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ: Trung tâm I đã đề ra nhiều biện pháp để tăng cường hoạt động công bố giới thiệu tài liệu và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật:
Hoàn thành trên 170 bài viết tuyên truyền, giới thiệu về công tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm; biên soạn và xuất bản được trên 10 đầu sách về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ; tổ chức thành công 10 cuộc triển lãm; Xây dựng và bảo vệ thành công hồ sơ “Châu bản triều Nguyễn” trở thành Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Tổ chức thành công Lễ đón nhận Bằng di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Xây dựng Đề án Bảo tồn và Phát huy giá trị Châu bản triều Nguyễn và tiếp đón và hướng dẫn gần 100 đoàn tham quan với hàng nghìn lượt người thăm quan Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Công chức và viên chức trong Trung tâm luôn nghiêm túc, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, trung thực, giản dị; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật, nâng cao hiệu quầ thời gian làm việc; đảm bảo thực hiện đúng quy định Quy chế dân chủ ở cơ sở; nội bộ đoàn kết, trong sạch và vững mạnh.
Công đoàn và Đoàn Thanh niên của Trung tâm đã phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tuổi trẻ, tích cực tham gia các hoạt động phong trào do Trung tâm và tổ chức cấp trên phát động, đặc biệt là các hoạt động thể thao, văn nghệ
Hàng năm Chi bộ Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đều đạt “Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
Hình ảnh các Huân chương Lao động Hạng nhì, Huân chương độc lập Hạng Ba và Huân chương Độc lập Hạng nhất do Chủ tịch nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng thưởng cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia I