Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Theo báo cáo, cả nước có 870 người chính thức được giới thiệu ứng cử để bầu 500 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV. Đó là con số chính thức được thông báo tại buổi giao ban công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021, với 16 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khu vực miền trung - Tây Nguyên vào sáng nay, 9-5, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Buổi giao ban do Bộ Nội vụ phối hợp Văn phòng Thường trực Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức
Theo báo cáo, cả nước có 870 người chính thức được giới thiệu ứng cử để bầu 500 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, tỷ lệ số dư là 1,74 lần, tại 184 đơn vị bầu cử; tổng số đại biểu HĐND cấp tỉnh được bầu là 3.918 người, trong tổng số 6.528 người giới thiệu ứng cử, bình quân số dư là 1,67 lần, tại 1.096 đơn vị bầu cử; tổng số đại biểu HĐND cấp huyện được bầu là 24.993 người và 294.055 đại biểu HĐND cấp xã.
Qua kiểm tra, giám sát công tác bầu cử của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều địa phương đề nghị Hội đồng Bầu cử quốc gia giao cơ quan T.Ư liên quan hướng dẫn một số nội dung còn vướng mắc trong cuộc bầu cử; cho phép tổ chức bầu cử sớm hơn so với ngày bầu cử toàn quốc tại một số địa phương như Hải Phòng, Đác Nông, Đác Lắc, Nghệ An, Bình Định, Quảng Ngãi, Cần Thơ…
Theo đánh giá, đến thời điểm này, các cơ quan T.Ư và các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đã triển khai các bước chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử theo đúng tiến độ, kế hoạch, bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật; chú trọng việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Trong quá trình hiệp thương, đã cân đối hợp lý cơ cấu kết hợp, định hướng thành phần ĐBQH và HĐND các cấp; chú ý thành phần đại biểu nữ, trẻ tuổi, trình độ chuyên môn cao và đại diện các thành phần xã hội.
Phát biểu tại buổi giao ban, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về cuộc bầu cử đến mọi tầng lớp nhân dân; trong 10 ngày trước bầu cử, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri thuộc khu vực bỏ phiếu biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu; các tổ chức phụ trách bầu cử chủ động, xử lý theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân liên quan tới công tác bầu cử trước ngày 12-5, sau thời điểm này, chuyển đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND các cấp để tiếp tục xem xét, giải quyết.
Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn cho cuộc bầu cử và ngày bầu cử; có phương án phòng ngừa, chủ động đối phó các hành vi gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá cuộc bầu cử; giải quyết nhanh vấn đề phát sinh những nơi có tình hình phức tạp để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc bầu cử.Theo: nhandan.com.vn