Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Trúc Lâm, huyện Tĩnh Gia
Nổi bật là các hoạt động hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo được các cấp hội quan tâm, triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ: khảo sát, rà soát thực trạng và phân loại hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, tìm nguyên nhân, đề ra các giải pháp giúp đỡ phù hợp; đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương về số hộ nghèo được hội giúp đỡ trong năm thoát nghèo, đã có 3.576 hộ nghèo (trong đó 2.863 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ) được hội đăng ký giúp thoát nghèo bằng nhiều hình thức như: giúp nhau ngày công, con giống, phân bón với tổng trị giá trị giá hơn 5 tỷ triệu đồng. Hội LHPN tỉnh triển khai Chương trình “Ngân hàng bò”, đến nay đã trao 96 con bò cái sinh sản cho hội viên phụ nữ nghèo. 9 tháng đầu năm, Hội LHPN cấp huyện trao 116 con bò cái sinh sản cho phụ nữ nghèo trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Hội LHPN tỉnh xây dựng và bảo vệ thành công Đề tài khoa học “Khôi phục, phát triển nghề trồng và chế biến dong riềng truyền thống theo chuỗi giá trị tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa”. Đề tài được triển khai thực hiện tại 02 xã Cẩm Bình và Cẩm Liên trong thời gian 30 tháng (từ tháng 2/2018 đến tháng 7/2020) với quy mô 20ha, góp phần xây dựng, khôi phục, phát triển nghề trồng, chế biến dong, riềng truyền thống theo quy trình Vietgap, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả theo chuỗi giá trị, từ đó xây dựng thương hiệu miến dong huyện Cẩm Thủy. Hội chủ động đề xuất 05 dự án trình và được Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phê duyệt kinh phí là hơn 1,4 tỷ đồng để hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất chế biến các loại nấm tại HTX Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa và xây dựng các mô hình kinh tế tập thể: Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản cho phụ nữ nghèo xã Ái Thượng (huyện Bá Thước), xã Bình Sơn (huyện Triệu Sơn), xã Tam Thanh (huyện Quan Sơn); Tổ hợp tác chăn nuôi vịt bầu cổ xanh tại xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018 tại 02 xã Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy) và Đa Lộc (huyện Hậu Lộc) được Trung ương Hội LHPN Việt Nam phê duyệt kinh phí là 120 triệu đồng. Sau 02 lớp đào tạo nghề, hỗ trợ thành lập 02 HTX sản xuất rau an toàn tại xã Cẩm Quý và Đa Lộc.
Hoạt động khai thác, tham gia quản lý các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ vay đầu tư sản xuất, kinh doanh tiếp tục được đẩy mạnh và đạt hiệu quả. Tính đến nay, tổng dư nợ các nguồn vốn là gần 7.918 tỷ đồng cho 213.627 hội viên phụ nữ vay vốn.
Công tác dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận động hội viên phụ nữ tham gia các mô hình kinh tế tập thể ngày càng được chú trọng. 9 tháng đầu năm, các cấp hội phối hợp tổ chức cho 8.342 lao động nữ được học nghề, tổ chức 578 lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho 95.273 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ. Trung tâm dạy nghề Phụ nữ tỉnh đã tổ chức khai giảng 45 lớp sơ cấp nghề kỹ thuật trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm và dịch vụ chăm sóc gia đình cho 1.340 hội viên, phụ nữ trong tỉnh.
Các mô hình kinh tế tập thể do Hội LHPN tỉnh chỉ đạo thành lập từng bước được nâng cao chất lượng và phát triển theo chiều sâu. 9 tháng đầu năm, các cấp hội đã hỗ trợ thành lập 27 mô hình kinh tế tập thể (14 hợp tác xã, 13 tổ hợp tác) tại 18 huyện, thị, thành phố; hỗ trợ 43 phụ nữ thành lập doanh nghiệp. Tiếp tục phát huy hiệu quả gian hàng giới thiệu sản phẩm sau học nghề, giới thiệu, quảng bá sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng của hội viên, phụ nữ đến với người tiêu dùng. Chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Hiệp hội Doanh nhân nữ. Phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho 30 chị là thành viên Ban Quản lý của 23 HTX, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Hội LHPN huyện Yên Định tổ chức ra mắt gian hàng giới thiệu thực phẩm an toàn do nữ làm chủ tại thị trấn Quán Lào.
Với những thành công từ các mô hình trong phát triển kinh tế của các hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã đã góp phần đẩy nhanh tốc độ kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, có 20% tương ứng với 450 thôn, bản miền núi; trên 60% số xã và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Đồng thời, phát huy những kết quả đạt được trong xây dựng thôn, xã, huyện NTM, tiếp thu định hướng của Trung ương về việc các địa phương sau khi đạt chuẩn NTM tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu./.
Hồng Quân/tcnn.vn