Ông Khoảnh dẫn Đoàn công tác thăm vườn lan
Hoa lan là một trong những loại cây trồng cho thu nhập và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tình hình phát triển nông nghiệp đô thị, đảm bảo môi trường sống ngày càng tốt hơn và làm tăng vẻ mỹ quan đô thị. Với niềm đam mê cây cảnh, ông Nguyễn Văn Khoảnh, sinh năm 1955, xã An Điền, thị xã Bến Cát đã đầu tư trồng một vườn lan cho thu nhập khá ổn định.
Vường lan diện tích gần 5.000m2 của gia đình ông Khoảnh
Vườn lan nhà ông Khoảnh đã có trên 22.000 gốc lan với tổng diện tích gần 5.000m
2. Hiện nay, ông vừa cắt bông để bán, vừa cắt cành nhân giống để có cây con mở rộng diện tích trồng và bán ra thị trường.
Đoàn công tác rất ngạc nhiên trước sự chăm sóc vườn lan một mình của ông Khoảnh
Với diện tích lớn như vậy nhưng ông Khoảnh cho biết, việc trồng, nhân giống và chăm sóc chỉ do mình ông đảm nhiệm bởi hệ thống tưới tiêu và bón phân tự động. Tuy nhiên, đến thời điểm thu hoạch và bán hoa, có thêm hai người con phụ giúp.
Ông Khoảnh chia sẻ những khó khăn khi trồng lan
“Cái khó khăn lớn nhất hiện là dịch bệnh và đầu ra cho sản phẩm chưa được ổn định”, ông Khoảnh chia sẻ.
Giá lan hiện tại giao động từ 80 đến 100 ngàn một cành
Với sản phẩm làm ra, thương lái đến tận nhà để thu mua với giá trung bình hiện tại từ 80 đến 100 ngàn một cành. Tuy nhiên, đến gần Tết Nguyên đán, giá lan có thể lên đến triệu đồng một cành. Hàng năm, vườn lan nhà ông cho thu nhập khoảng trên 400 triệu đồng tiền lãi.
“Trồng lan không đơn thuần chỉ là trồng, cắt, tỉa, chăm bón… như những loại cây cảnh khác, việc chăm sóc lan vô cùng công phu và cầu kỳ, đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc biệt phải có sự kiên trì tỉ mẩn và đam mê với cây trong suốt quá trình từ khi cây lan là phối giống đến khi ra thành phẩm”, ông Khoảnh cho biết./.
Thanh Tuấn