Bắc Ninh: nỗ lực năm 2020 có trên 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

01/09/2020 10:50
  • Print
  • Lượt xem: 1831

Đó là mục tiêu mà Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đặt ra trong Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Cảnh quan của xã Bình Dương được đầu tư hướng tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu (Nguồn: baobacninh.com.vn)

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch số 222/KH-UBND triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Theo Kế hoạch, xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

Phấn đấu đến hết năm 2020 có trên 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 6/8 huyện, thị xã, thành phố về đích nông thôn mới; số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới bình quân trên 1 xã đạt trên 18 tiêu chí. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.

Ngoài ra, mục tiêu quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về lao động có việc làm, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đến năm 2020, có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và có 100% số xã đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm, có 95% số xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất.

Đồng thời, Đến năm 2020, có 87% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh từ 0,1% - 0,2%/năm (theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020).

Về phát triển giáo dục ở nông thôn, Kế hoạch đặt ra mục tiêu đến Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về Y tế. Đến năm 2020, có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về Văn hóa.

Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề, mục tiêu đến năm 2020, có 90% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm; 100% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.

Về nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân, mục tiêu đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

Về giữ giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn, mục tiêu đến năm 2020, có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 19 về quốc phòng và an ninh.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu có 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trong bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới các cấp, 90% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới.

Kế hoạch cũng đề ra 6 giải pháp thực hiện chương trình, như: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới; Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình; Cơ chế phân bổ, giám sát, theo dõi các nguồn vốn thực hiện Chương trình; Cơ chế hỗ trợ và cơ chế đầu tư…


Anh Cao (Nguồn: Kế hoạch số 222/KH-UBND)