Sơn La: Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phát triển cây ăn quả gắn với phát huy lợi thế của địa phương, góp phần xây dưng nông thôn mới

28/12/2020 13:47
  • Print
  • Lượt xem: 11253

Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 11 huyện với 204 đơn vị hành chính cấp xã. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Dân số toàn tỉnh Sơn La có 1.240.707 người với 12 dân tộc; có 274km đường biên giới giáp Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; cách thủ đô Hà Nội trên 320km.

Vườn na trồng theo hướng hữu cơ của Giám đốc Hợp tác xã Mé Lếch Nguyễn Hữu Tứ (Mai Sơn, Sơn La). Nguồn: qdnd.vn

Năm 2018, tổng sản phẩm ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 2010 đạt 7.255,51 tỷ đồng, tăng 45,6% so với năm 2010; Cơ cấu ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2010 là 37,67%, năm 2018 là 22,28%. Giá trị sản phẩm cây hàng năm đạt 29,16 triệu đồng/ha, tăng 8,67 triệu đồng/ha so với năm 2010; cây lâu năm đạt 52,59 triệu đồng/ha, tăng 21,08 triệu đồng/ha so với năm 2010; nuôi trồng thủy sản đạt 96,49 triệu đồng/ha, tăng 31,66 triệu đồng/ha so với năm 2010.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch mạnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh, gắn với thị trường, nhất là các thị trường cao cấp, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế; một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa các giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có diện tích hợp lý, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường. Mối liên kết giữa Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông - Nhà khoa học được hình thành, bước đầu tạo chuỗi sản xuất cho các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Kết quả cụ thể từng lĩnh vực như sau:

Lĩnh vực trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa 50.642ha (trong đó lúa nương 19.616ha), ngô 113.757ha, sắn 34.826ha, mía 9.451ha, rau 7.991ha, chè 5.008ha, cà phê 17.128ha, cao su 6.039ha, cây ăn quả 58.824ha (trong đó nhãn: 14.659ha, xoài: 11.580ha, chuối: 3.907ha, na: 211ha, chanh leo: 1.390ha, bơ: 1.022ha, cây ăn quả có múi: 3.488ha, mận: 8.383ha, sơn tra: 11.365ha, cây ăn quả khác: 2.819ha). So với năm 2010, diện tích gieo trồng lúa giảm 12,9% (trong đó lúa nương giảm 39,9%), ngô giảm 33,2%, sắn tăng 41,3%, mía tăng 189,5%, rau tăng 9,7%, chè tăng 45,9%, cà phê tăng 265,2%, cao su tăng 12,7%, cây ăn quả tăng 209,2%. Đến tháng 9/2019, diện tích sắn 36.602ha, mía 8.770ha, chè 5.158ha, cà phê 17.202ha, cao su 5.879ha, cây ăn quả 66.825ha (Trong đó nhãn: 16.167ha, xoài: 14.630ha, chuối: 4.712ha, na: 226ha, chanh leo: 2.029ha, bơ: 1.056ha, cây ăn quả có múi: 4.519ha, mận: 9.542ha, sơn tra: 11.470ha, cây ăn quả khác: 2.474ha).

Sản lượng lúa năm 2018 đạt 184.322 tấn, ngô 471.951 tấn, sắn 412.608 tấn, mía 621.765 tấn, rau 103.556 tấn, chè búp tươi 45.040 tấn, cà phê nhân 22.611 tấn, mủ cao su khô 1.305 tấn, cây ăn quả 220.304 tấn. So với năm 2010 sản lượng lúa tăng 13,9%, sản lượng ngô giảm 12,4%, sản lượng sắn tăng 39,8%, sản lượng mía tăng 255,9%, sản lượng rau tăng 48,9%, sản lượng chè búp tươi tăng 88,5%; sản lượng cà phê nhân tăng 199,7%; sản lượng mủ cao su khô tăng 1.305 tấn; sản lượng cây ăn quả tăng 151,7%.

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh đã đưa vào trồng thử nghiệm các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh bất lợi. Khảo nghiệm và đưa vào sản xuất bộ giống hợp lý có thời gian sinh trưởng khác nhau nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao năng suất chất lượng gồm: 04 giống mía; 07 giống ngô; 17 giống cây ăn quả các loại (02 giống nhãn chín muộn, 02 giống nhãn chín sớm; 04 giống bơ; 03 giống xoài; 03 giống cam quýt; giống hồng giòn MC1; long ruột đỏ; Bưởi da xanh…), nhờ đó đã tạo ra các sản phẩm khác biệt mang tính đặc trưng của từng vùng, có giá trị và khả năng cạnh tranh cao; đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh giống, tăng tỷ lệ sử dụng hạt giống xác nhận, cây giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn.

Các mặt hàng nông sản của tỉnh Sơn La đã vào được chuỗi phân phối của các siêu thị lớn như: Vinmart, Big C, Lotte, Hapro… với số lượng lớn. Đến nay, toàn tỉnh đã được cấp 68 mã số vùng trồng cây ăn quả với tổng diện tích đã được cấp mã 3.290,43ha với sản lượng trái cây đạt 47.390 tấn.

Năm 2018, tỉnh Sơn La xuất khẩu được 91.894,1 tấn nông sản các loại (trong đó: xoài: 3.500 tấn; nhãn: 5.835 tấn; chanh leo: 3.605 tấn; chuối: 3.400 tấn; mận hậu: 911 tấn; thanh long: 250 tấn; rau các loại: 1.000 tấn; ngô giống: 40 tấn; chè khô: 8.000 tấn; cà phê nhân: 24.608 tấn; tinh bột sắn: 30.500 tấn; đường: 10.000 tấn; tơ tằm: 5,1 tấn; lõi ngô ép, than sinh học: 240 tấn). 9 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu được 93.978,1 tấn nông sản các loại (trong đó: xoài: 6.091 tấn; nhãn: 6.072 tấn; chanh leo: 1.775,6 tấn; chuối: 3.377 tấn; mận hậu: 918 tấn; thanh long: 9,5 tấn; rau các loại: 750 tấn; tơ tằm: 9 tấn; chè khô: 4.736 tấn; cà phê nhân: 19.850 tấn; tinh bột sắn: 42.000 tấn; đường: 6.500 tấn; cao su: 1.600 tấn; lõi ngô ép, than sinh học: 290 tấn).

Lĩnh vực chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm duy trì được tốc độ tăng trưởng, năm 2018 đàn trâu 134.463 con, đàn bò 330.388 con (trong đó đàn bò sữa: 23.107 con), đàn dê 197.260 con, đàn lợn 708.709 con, đàn gia cầm 6,714 triệu con. So với năm 2010 đàn trâu giảm 14,9%; đàn bò tăng 78,4%; đàn dê tăng 50,9%; đàn lợn tăng 60,3%; đàn gia cầm tăng 37,3%. Đến tháng 9/2019, đàn trâu 135.213 con, đàn bò 334.299 con (Trong đó đàn bò sữa: 23.700 con), đàn dê 201.908 con, đàn lợn 560.762 con, đàn gia cầm 6,841 triệu con.

Sản phẩm chăn nuôi: Năm 2018, sản lượng thịt hơi xuất chuồng trâu 4.975 tấn, bò 5.380 tấn, dê 1.109 tấn, lợn 47.535 tấn, gia cầm 11.941 tấn; sản lượng trứng gia cầm 70,543 triệu quả; sản lượng sữa tươi 70.917 tấn; sản lượng mật ong 814 tấn; sản lượng kén tằm 39.910 tấn. So với năm 2010 sản lượng thịt hơi xuất chuồng trâu tăng 39,4%; bò tăng 40,9%; dê tăng 62,8%; lợn tăng 146,3%; gia cầm tăng 103,7%; Sản lượng trứng gia cầm tăng 41,8%; Sản lượng sữa tươi tăng 255,4%; Sản lượng mật ong tăng 428,6%; sản lượng kém tằm tăng 39.852 tấn.

Trong những năm qua nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất cao được đưa vào sản xuất như giống lợn Yorshire, Landrace, Duroc; bò thịt chất lượng cao như bò Shin, bò lai Zebu; giống gà Ai Cập, Sasso, Vịt Khaki Campbell, vịt Super; bò sữa cao sản HF thuần chủng.... Hiện nay, tỉnh có 02 cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng tinh lợn: Doanh nghiệp tư nhân Minh Thúy; Doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Lộc Phát BLT; 01 cơ sở công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng giống bò sữa: Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.

Tổng số cơ sở giết mổ súc, gia cầm 573 cơ sở, trong đó có 154 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay toàn tỉnh có 12 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

Lĩnh vực lâm nghiệp, trồng rừng tập trung, giai đoạn 2010 - 2018, toàn tỉnh đã tổ chức trồng được 36.730ha rừng tập trung. Tổ chức quản lý bảo vệ 614.577,73ha rừng hiện còn; tTỷ lệ che phủ rừng năm 2018 đạt 43,51%. Đến nay, tỉnh có 150 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản; 01 nhà máy chế biến ván tre ép, đũa, tăm hương.

Cây Mắc ca: 246,7ha cây Mắc ca (Trong đó diện tích trồng thuần: 75,3ha, diện tích trồng xen: 171,4ha). Nhìn chung cây Mắc ca sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của một số huyện trên địa bàn tỉnh.

Lĩnh vực thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 2.695ha tăng 12,1% so với năm 2010; số lồng nuôi thủy sản 9.543 lồng; sản lượng nuôi trồng thủy sản 6.468 tấn tăng 41,8% so với năm 2010; sản lượng khai thác thủy sản 1.213 tấn, tăng 75,5%  so với năm 2010.

Hiện, có 39 cơ sở sản xuất giống thủy sản gồm: 27 cơ sở sản xuất cá giống các loại, cung cấp 70% nhu cầu giống thủy sản của tỉnh; 12 cơ sở sản xuất giống ba ba đáp ứng 100% nhu cầu nuôi ba ba thương phẩm trong tỉnh và 1 phần cung cấp cho các tỉnh bạn.

Về phương thức nuôi, hiện nay, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh tận dụng lợi thế lòng hồ các công trình thủy điện để nuôi cá lồng, đã ứng dụng công nghệ làm lồng mới bằng khung sắt kiên cố, lưới đặc chủng có độ bền và khả năng chống chịu cao. Nhờ vậy hiệu quả đem lại từ nghề nuôi cá lồng ngày một tăng cao.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận đó là: đến nay diện tích tưới kiệm nước: 499,02ha; nhà lưới, nhà kính, nhà màng: 49,76ha; diện tích trồng cây ăn quả ghép cải tạo: 12.611ha.

Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật, mở rộng mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ gia đình để phát triển chăn nuôi, gắn với mở chợ buôn bán trao đổi đại gia súc, gồm: thành công trong việc ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi giống bò sữa thuần chủng tại Mộc Châu, phối giống nhân tạo cho hơn 7.250 lượt bò cái có kết quả bằng tinh của giống bò chất lượng cao (Brahman)…. Nhà máy chế biến thức ăn cho bò sữa TMR tại Mộc Châu, trang trại chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu, Vân Hồ. Chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc ứng dụng công nghệ cao. Sử dụng men vi sinh hoạt tính trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô hộ gia đình.

Tỉnh Sơn La đã phê duyệt 30 dự án lớn với 113 tiểu dự án nhỏ ứng dụng công nghệ cao vùng tái định cư thủy điện Sơn La với tổng mức đầu tư 171,28 tỷ đồng. Đang triển khai Dự án xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu với tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng.

Thu hút được các dự án đầu tư như: Nhà máy chế biến sâu tinh cà phê từ sản phẩm cà phê Sơn La; Nhà máy bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao Bó Nhàng triển khai tại bản Bó Nhàng, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao - Sơn La; Khu sản xuất rau hoa quả cao cấp công nghệ cao Mộc Châu.

Diện tích cây trồng áp dụng VietGAP hoặc các tiêu chuẩn khác: 9.782,33ha. Sản lượng cá tầm sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 300 tấn, bằng 75% sản lượng cá tầm sản xuất ra. Sản lượng mật ong sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 392 lít, bằng 0,15% sản lượng mật ong sản xuất ra.

Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: Toàn tỉnh có 514 hợp tác xã, trong đó hợp tác xã có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp (Hệ thống tưới tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính, sử dụng giống ghép…): 297 hợp tác xã, chiếm 57,8% tổng số hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, về chế biến nông, lâm sản: Công nghiệp chế biến nông sản từng bước phát triển đáng kể; các nhà máy chế biến sữa, đường, chè, tinh bột sắn… được quan tâm đầu tư, nâng cấp như: Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đã nâng công suất chế biến sữa tươi tiệt trùng lên 100 tấn/ngày, đầu tư xưởng sản xuất sữa chua công suất 30 tấn/ngày; Công ty cổ phần mía đường Sơn La nâng cấp nhà máy chế biến đường Mai Sơn từ 1.500 tấn mía cây/ngày lên 5.000 tấn mía cây/ngày; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Mai Sơn nâng công suất chế biến từ 50 tấn tinh bột/ngày lên 300 tấn tinh bột/ngày; các công ty chế biến chè nâng cấp các nhà máy chế biến chè tại Mộc Châu, Bắc Yên, Thuận Châu. Đồng thời trong những năm qua trên địa bàn tỉnh đã phát triển các cơ sở chế biến miến dong tại huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Sông Mã; các cơ sở chế biến cà phê tại huyện Thuận Châu, Mai Sơn; các cơ sở chế biến thủy sản tại Quỳnh nhai, Mường La; ... gắn với các vùng nguyên liệu tập trung.

Về công nghiệp thực phẩm, đã và đang phát triển các cơ sở sản xuất rượu vang Sơn Tra tại Bắc Yên; rượu ngô, mận Mộc Châu; rượu chuối Yên Châu; hoa quả xấy Mộc Châu; chuối sấy Yên Châu; long nhãn Sông Mã,....

Ngoài ra, còn phát triển một số cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi (Nhà máy chế biến thức ăn cho bò sữa của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu,...); sản xuất phân bón (phân vi sinh của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La);...

Năm 2018, có 05 nhà máy chế biến nông sản đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy chế biến sâu tinh chế cà phê từ sản phẩm cà phê Sơn La với công suất 10.000 tấn cà phê nhân/năm; 02 nhà máy chế biến tinh bột sắn với công suất 300 tấn tinh bột/ngày/nhà máy; Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu với công suất 10.000 tấn rau, củ, quả/năm; Nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10 với công suất 3.000 tấn mủ cao su sau chế biến/năm. Trên địa bàn tỉnh có 33 cơ sở, xưởng, nhà máy (cơ sở) chế biến nông sản xuất khẩu (Trong đó sản xuất chè: 23 cơ sở; Đường: 01 nhà máy; Tinh bột sắn: 02 nhà máy; Cà phê nhân: 7 cơ sở; Tơ tằm: 01 nhà máy).

Phát triển trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trang trại trên địa bàn tỉnh Sơn La: 337 trang trại (Trong đó trồng trọt: 40 trang trại; Chăn nuôi: 297 trang trại), sử dụng: 700ha đất. Số lao động của trang trại: 4.624 người (Trong đó lao động thường xuyên: 1.410 người; Lao động thuê ngoài thời vụ ở thời điểm cao nhất trong 12 tháng qua: 3.214 người).

Toàn tỉnh có 452 doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (Không tính doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động dịch vụ nông nghiệp), trong đó: trồng cây ăn quả: 216 tổ chức; trồng rau: 38 tổ chức; thủy sản: 74 tổ chức; chăn nuôi: 29 tổ chức; cây lâu năm (chè, cà phê, mắc ca, dược liệu): 45 tổ chức; bảo quản, chế biến nông sản: 36 tổ chức; giống cây trồng và lĩnh vực khác: 14 tổ chức; chăn nuôi: 28 doanh nghiệp, hợp tác xã; thủy sản: 72 doanh nghiệp, hợp tác xã; trồng trọt và lĩnh vực khác: 335 doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xây dựng thương hiệu, đến nay có 18 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ. Cụ thể: 03 chỉ dẫn địa lý, gồm: Chè Shan tuyết Mộc Châu; Quả xoài tròn Yên Châu; Cà phê Sơn La; 13 nhãn hiệu chứng nhận, gồm: Chè Olong Mộc Châu; Rau an toàn Mộc Châu; Chè Phổng Lái Thuận Châu Sơn La; Nếp Mường Và Sốp Cộp; Cá tầm Sơn La; Cá Sông Đà Sơn La; Cam Phù Yên; Nhãn Sông Mã; Khoai sọ Thuận Châu; Táo Sơn tra Sơn La; Na Mai Sơn; Bơ Mộc Châu; Chuối Yên Châu; 02 nhãn hiệu tập thể, gồm: Mật ong Sơn La; Chè Tà Xùa Bắc Yên.

Vì vậy, trong thời gian qua, số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 27 xã trên địa bàn 11 huyện, thành phố (Huyện Vân Hồ chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới).

Kết quả phân theo nhóm đạt tiêu chí: Bình quân toàn tỉnh đạt 10,32 tiêu chí/xã; 27 xã đạt 19 tiêu chí (năm 2018 có 26 xã), 08 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 43 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 110 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 0 xã đạt dưới 4 tiêu chí.

Trên địa bàn tỉnh có 03 xã: Chiềng Ban, huyện Mai Sơn; Đông Sang, huyện Mộc Châu; Chiềng Cọ, thành phố Sơn La đang thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu theo quy định.

Chưa có huyện, thành phố đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Dự kiến đến tháng 10 năm 2019 thành phố Sơn La được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Đến nay đã huy động được trên 76.995,9 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Trong đó: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình: 2.472,2 tỷ đồng, bằng 3,2% tổng số vốn huy động được; Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án vào địa bàn nông thôn: 42.457,5 tỷ đồng, bằng 55,1% tổng số vốn huy động được; Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng: 27.276,3 tỷ đồng, bằng 35,4% tổng số vốn huy động được; Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư vào địa bàn nông thôn: 2.234,3 tỷ đồng, bằng 2,9% tổng số vốn huy động được; Nguồn vốn huy động từ nhân dân bằng hình thức tiền mặt, ngày công, đất đai... và các nguồn vốn hợp pháp khác: 2.555,6 tỷ đồng, bằng 3,4% tổng số vốn huy động được.

 

Anh Cao (Tài liệu của Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020)