Thừa Thiên - Huế: Kết quả 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

10/12/2019 15:35
  • Print
  • Lượt xem: 1300

Tại 44 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và 16 xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, 100% cán bộ, công chức đã đạt tiêu chuẩn các tổ chức trong hệ thống chính trị đều được thành lập, kiện toàn và hoạt động theo quy định. 

Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” ngay từ khi triển khai đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đoàn thể của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Công tác tổ chức, triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tương đối đồng bộ, rộng khắp với nhiều nội dung phù hợp, sát với thực tế và tạo được sự chuyển biến trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Các cấp ủy đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phong trào thi đua trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đã cụ thể hóa phong trào bằng những chương trình, kế hoạch, việc làm phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, địa phương. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động hướng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới một cách thiết thực, hiệu quả.

Kết quả thực hiện các phong trào, các cuộc vận động đã góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng các thiết chế văn hóa, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện mức sống của người dân tại khu vực nông thôn. Qua phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất phát triển kinh tế để thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng; tham gia hiến đất làm các công trình công cộng; đóng góp công sức lao động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về xây dựng nông thôn mới, SỞ Nội vụ đã tích cực chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tiêu chí trên tất cả các nội dung bao gồm: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; xây dựng Đảng bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng các tổ chức đoàn thể các xã đạt loại khá trở lên. Ngoài ra, Sở cũng đã tham gia góp ý, phối hợp tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và quyết định về việc hướng dẫn đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã nông thôn mới, tổ chức lễ phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới để việc xây dựng nông thôn mới trửo thành nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, thực sự là phong trào hành động cách mạng của toàn dân.

Xác định việc xây dựng hệ thống tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở vững mạnh là rất quan trọng vì chính quyền cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách pháp luât của Đảng và Nhà nước, gắn bó với Nhân dân, Sở Nội vụ đã tập trung tham mưu, chỉ đạo, thực hiện tốt cuộc bầu cửa đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, hướng dẫn các địa phương tập trung kiện toàn Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND các xã sau bầu ử và tham mưu UBND tỉnh tổ chức bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Đồng thời, đã chỉ đạo và tăng cường rà soát tiêu chuẩn chức danh, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng và điều chuyển, bố trí theo đúng chuyên môn nghiệp vụ; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố cho nghỉ việc đối với những cán bộ, công chức không đảm bảo tiêu chuẩn chức danh. Hàng năm, khi các địa phương tổ chức kỳ thi tuyển công chức xã, phường, thị trấn để bổ sung đội ngũ công chức cho các địa phương, Sở Nội vụ đều cử người tham gia làm thành viên Hội đồng tuyển dụng.

Việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách luôn đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Hằng năm, Sở đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và tập huấn thực hiện quy chế dân chủ cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở; tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ công chức, công vụ, cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Qua đó, các tổ chức trong hệ thống chính trị được kiện toàn, vai trò và hiệu lực quản lý của chính quyền ở ơ sở được nâng cao; đội ngũ cán bộ công chức đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dưng nông thôn mới, từ chỗ chỉ có đến 75% cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn (cán bộ 55%, công chức 20%), đến năm 2015 còn 17,72% (cán bộ 13%, công chức 4,72%) và đến năm 2018 chỉ còn 4,43% (cán bộ 3,7%, công chức 0,73%), phấn đấu đến hết năm 2019 không còn công chức cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn.

Tại 44 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và 16 xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, 100% cán bộ, công chức đã đạt tiêu chuẩn các tổ chức trong hệ thống chính trị đều được thành lập, kiện toàn và hoạt động theo quy định. Năm 2019, qua theo dõi tình hình hoạt động và tổng hợp báo cáo đánh giá dự kiến của UBND các huyện, thị xã, thành phố thì tất cả 16/16 xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới đều đạt danh hiệu Đảng bộ trong cạch vưngc mạnh, chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - ở cấp xã đều đạt loại khá trở lên.

Thực tiễn cho thấy, chất lưộng của đội ngũ cán bộ, công chức cẫp xã có vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thông qua việc ban hành nhiều chủ trong, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cong chức cấp xã. Đặc biệt, Luật Căn bộ, công chức lần đầu tiên đã dành riêng một chương quy định về cán bộ, công chức cấp xã. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 hóa IX “Về đổi mói và nâng cao chấtlượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”.

Gần đây nhất, dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã tại 62 huyện nghèo trong cả nước; Đề án tuyển chọn 500 trí thức trẻ về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 2013 - 2020; Kết luận số 86-KL/TW, mục tiêu đến năm 2020 thu hút ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ vào các lĩnh vực công tác của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo chủ trương của Đảng.

Có thể thấy, trong thời gian qua cùng với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng. Công tác bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, phân cấp quản lý cán bộ, công chức và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại địa bàn xã… đã được thực hiện một cách công khai, minh bạch, theo đúng quy định. Điều này đã tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu học tập, bồi dưỡng nhằm hòan thiện trình độ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Đến nay, nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kỹ ngăn giải quyết công việc, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao góp phần đưa đời sống người dân nông thôn từng bước đi lên.

 

Tuệ Mẫn