Quảng Bình: 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với một số nội dung, thành phần của ngành Nội vụ

11/12/2019 14:41
  • Print
  • Lượt xem: 1373

Từ năm 2011, tỉnh Quảng Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 62/136 xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 45.6%.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Bình đã tặng Giấy khen cho 11 tập thể và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc
trong thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
(Ảnh - nguồn: quangbinh.gov.vn)

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 8.065km2, dân số trên 887,595 người; có 08 đơn vị hành chính cấp huyện; 159 xã, phường, thị trấn; 1.183 thôn, tổ dân phố.

Từ năm 2011, tỉnh Quảng Bình bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 62/136 xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 45.6%.

Theo Báo cáo số 977/BC-SNV ngày 30/7/2019 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình, hàng năm, Sở Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Học viện hành chính, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

Giai đoạn 2010 - 2015, Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức mở 90 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 5.222 lượt cán bộ, công chức xã, cụ thể: 09 lớp bồi dưỡng cho Bí thư, Phó Bí thư và Trưởng các đoàn thể: 581 lượt người; 06 lớp bồi dưỡng chức danh, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành dành cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: 423 lượt người; 43 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành cho 07 chức danh công chức chuyên môn: 3.258 lượt người và 32 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin: 960 lượt người.

Giai đoạn 2016 - 2020, Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 19 lớp, bồi dưỡng cho 2.296 lượt cán bộ, công chức cấp xã, cụ thể: 01 lớp bồi dưỡng cho Bí thư, Phó Bí thư và Trưởng các đoàn thể: 70 lượt người; 01 lớp bồi dưỡng chức danh, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành dành cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: 70 lượt người; 13 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành cho 07 chức danh công chức chuyên môn: 1.161 lượt người và 04 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin: 160 lượt người.

Ngoài ra, trong năm 2017 và năm 2018, Sở Nội vụ đã phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức 10 lớp bồi dưỡng cho 835 cán bộ, công chức thuộc 04 chức danh làm việc tại UBND các xã trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng tham mưu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương, gồm: Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê.

Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã từng bước có những chuyển biến tích cực, nhất là trong việc quy hoạch, lập kế hoạch hàng năm; đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu sử dụng, theo vị trí việc làm; cử đi đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng đối tượng, số lượng; từng bước góp phần trẻ hóa và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cụ thể hóa qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm; kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã bám sát các bộ tài liệu do Bộ Nội vụ ban hành. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công tham mưu quản lý và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chặt chẽ, có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng đã tạo nguồn cán bộ bổ sung cho các chức danh chủ chốt của xã.

Kết quả thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới

Toàn tỉnh có 2.093 tiêu chí đạt chuẩn, đạt 15,4 tiêu chí/xã, số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh là 62 xã chiếm 45,6% cụ thể: số xã đạt 19 tiêu chí: 51 xã, chiếm 37,5%; số xã đạt 15 - 18 tiêu chí: 35 xã, chiếm 25,0% ; số xã đạt từ 10-14 tiêu chí: 37 xã, chiếm 27, 2%; số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí: 13 xã, chiếm 9,6%.

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật tiêu chí 18 (nội dung tiêu chí 18.1 và 18.2), với quyết tâm xây dựng xã đạt bộ tiêu chí nông thôn mới, trong 10 năm qua Sở Nội vụ đã phối hợp với các ở ngành, địa phương tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã từng bước có những chuyển biến tích cực, nhất là trong việc quy hoạch, lập kế hoạch hàng năm; đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu sử dụng, theo vị trí việc làm; cử đi đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng đối tượng, số lượng; từng bước góp phần trẻ hóa và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Đội ngũ cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng đã tạo nguồn cán bộ bổ sung cho các chức danh chủ chốt của xã.

Về số lượng, chất lượng, tính đến ngày 30/6/2019, toàn tỉnh hiện có 3.269 cán bộ, công chức cấp xã (1.605 cán bộ và 1.664 công chức); trong đó: Trung học phổ thông là 3.215 người (1.552 cán bộ, 1.663 công chức), đạt 98,3%; Trung học cơ sở là 54 người (52 cán bộ, 02 công chức), đạt 1,6%; Trình độ chuyên môn Thạc sỹ là 52 người (26 cán bộ, 26 công chức), đạt 1,2%; Đại học là 2226 người (1.016 cán bộ, 1.210 công chức), đạt 69%; Cao đẳng là 116 người (55 cán bộ, 61 công chức), đạt 3,54%; Trung cấp là 761 người (395 cán bộ, 366 công chức), chiếm 23,7%; Sơ cấp là 09 người (8 cán bộ, 1 công chức), chiếm 0,27% và Chưa qua đào tạo là 105 cán bộ, chiếm 3,2%. Trình độ chính trị Cao cấp, cử nhân là 49 người (48 cán bộ, 01 công chức), chiếm 1,5%; Trung cấp là 2.212 người (1.425 cán bộ, 787 công chức), chiếm 93,3%; Sơ cấp là 242 người (37cán bộ, 205 công chức), chiếm 10,2% và Chưa qua đào tạo là 766 người (95 cán bộ, 671 công chức), chiếm 23,4%. Có 136/136 xã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.

Về tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Trong đó quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ đối với từng chức danh công chức cấp xã và quy trình, thủ tục tuyển dụng để đảm bảo thực hiện đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh. UBND các huyện, thành phố, thị xã đã tổ chức tuyển dụng, bố trí công chức cấp xã đúng trình tự, thủ tục theo quy chế của UBND tỉnh và quy định của Pháp luật.

Việc tuyển dụng đối với trường hợp đặc biệt, tại Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, đã quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình và hồ sơ tuyển dụng vào công chức cấp xã đối với các trường hợp đặc biệt. UBND các huyện, thành phố, thị xã đã bám Quy chế của UBND tỉnh và các quy định của pháp luật để thực hiện việc tuyển dụng đối với các trường hợp đặc biệt, không có trường họp nào tuyển dụng sai quy định. Những trường hợp được tuyển dụng vào công chức cấp xã đã có thời gian công tác và tham gia bảo hiểm xã hội theo vị trí việc làm phù họp với chức danh công chức tuyển dụng đều được xem xét để miễn thời gian tập sự và làm cơ sở để tính xếp lương phù hợp.

Nhìn chung, việc thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo được thực hiện kịp thời. Với sự tham gia của đồng chí Lãnh đạo các cấp trong Ban Chỉ đạo đã đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp để huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng vào cuộc.

Việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bố trí biên chế chuyên trách, kiêm nhiệm và ban hành quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối nông thôn mới đi vào hoạt động thống nhất trong toàn tỉnh; kịp thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả.

 Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp toàn tỉnh, bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương thay đổi nhanh chóng, rõ rệt, khang trang, văn minh hơn; cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư mạnh; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố; an ninh trật tự được giữ vững.

Theo đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa được nâng cao; cảnh quan môi trường nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét. Dân chủ cơ sở được nâng cao từ đó phát huy nhiều cách làm hay, sáng tạo góp phần huy động nhiều nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, công tác thi đua khen thưởng đã được thực hiện kịp thời. Trong 10 năm, có 01 tập thể được tặng cờ Thi đua của Chính phủ; 17 tập thể, 09 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 01 tập thể được tặng cờ thi đua của UBND tỉnh; 64 tập thể và 08 cá nhân được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

 

Tuệ Mẫn