Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hà Giang tập trung kiện toàn Ban Chỉ đạo, nhất là sau Đại hội Đảng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Rà soát quy chế hoạt động, quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý tránh việc chồng chéo.
Thực hiện Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của Văn phòng điều phối; hàng năm tiếp tục kiện toàn, điều động, phân công cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm đến nhận công tác tại Văn phòng điều phối giúp Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của từng huyện.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục rà soát đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trú trọng công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo hướng nâng cao chuẩn cán bộ, công chức trong giai đoạn mới. Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng, công tác phối hợp của các tổ chức chính trị cơ sở theo quy định.
Tiếp tục cử cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định, đối tượng phải phù hợp với vị trí, chức danh việc làm đang đảm nhiệm.
Thực hiện tốt công tác chuyển đổi vị trí công tác cấp xã đảm bảo việc chuyển đổi vị trí đối với cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo.
Ngoài ra, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền một cách sâu rộng về xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng và đổi mới hình thức tuyên truyền làm cho cán bộ, công chức và người dân nhận thức sâu sắc hơn nội dung, mục đích của Chương trình, từ đó tạo ra sự đồng thuận cao và chủ động trong việc triển khai thực hiện.
Giai đoạn 2025 - 2030, tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cách làm hay, các mô hình hiệu quả, gương điển hình tiên tiến về xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Ngoài ra, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2025 - 2030 sát với yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo quy định.
Giải pháp thực hiện, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở; tăng cường công tác rà soát, đánh giá cán bộ, công chức để bố trí cán bộ, công chức cho hợp lý với trình độ, sở trường của cá nhân. Trên cơ sở việc rà soát, đánh giá cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và chuẩn hóa cán bộ, công chức; Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; Thực hiện tốt công tác chuyển đổi vị trí công tác cấp xã đảm bảo việc chuyển đổi vị trí đối với cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo…
Phương hướng kiện toàn bộ máy, tổ chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình ở các cấp trong giai đoạn sau năm 2020 theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ và hiệu quả, đối với Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện cần bổ sung biên chế hoạt động chuyên trách của Văn phòng Điều phối, do hiện nay công chức các phòng chuyên môn đã gắn với vị trí việc làm và đảm giảm về số lượng 10% do đó việc kiêm nhiệm công việc của Văn phòng Điều phối nông thôn mới là khó khăn. Đồng thời, nâng cao hoạt động của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới giúp việc Ban Chỉ đạo, là cầu nối giữa Ban Chỉ đạo xã với Ban Chỉ đạo cấp trên trong tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, cần phát động phong trào thi đua để huy động các nguồn lực và người dân tham gia thực hiện chương trình…
Anh Cao