Đà Nẵng tiếp tục chú trọng công tác cán bộ nữ

02/01/2019 09:00
  • Print
  • Lượt xem: 5124

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng luôn được lãnh đạo thành phố quan tâm, xây dựng và tạo điều kiện để phát triển.

Ảnh minh họa:baodansinh.vn

Những chuyển biến về chất và lượng

Tính đến thời điểm hiện nay, trong tổng số gần 27.304 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của toàn thành phố, nữ chiếm 66,9%.

Tại các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố, nữ chiếm 56,9%; trong đó, viên chức nữ công tác tại các đơn vị sự nghiệp chiếm 58,6%, công chức nữ ở cơ quan hành chính chiếm 42,1%. Số nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên chiếm 33,2% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý; trong đó, tại các cơ quan hành chính 32,1% và tại các đon vị sự nghiệp 34,5%. Số lượng nữ giữ chức vụ lãnh đạo sở, ngành trở lên chiếm 16,1% tông số lãnh đạo chủ chốt.

Đối với quận, huyện, có 58,7% nữ giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên tại các cơ quan, đơn vị. Tương tự như cấp thành phố, tại các cơ quan hành chính có 31,4% nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (có 13,5% lãnh đạo giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND quận, huyện trở lên là nữ). Với đơn vị sự nghiệp, có 72,3% nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổng số viên chức giữ chức vụ (chủ yếu lĩnh vực giáo dục - đào tạo).

Tại phường, xã, toàn thành phố có nữ là cán bộ, công chức phường, xã là 457 người, chiếm 37,6%. Người hoạt động không chuyên trách là nữ có 511 người, chiếm 45,5%.

Để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ, các ngành, các cấp, địa phương thường xuyên chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ. Nhờ vậy, chât lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ thành phô không ngùng được nâng cao. Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nữ toàn thành phố có trình độ đại học là 10.546 người, chiếm 70,9%; thạc sĩ 1.135 người, chiếm 52%; tiến sĩ 09 người, chiếm 16,1%. Trình độ cao cấp lý luận chính trị có 151 người, chiếm tỷ lệ 22%; trung cấp lý luận chính trị có 720 người, chiếm tỷ lệ 48,7%. Về quản lý nhà nước, có 07 cán bộ, công chức, viên chức nữ có trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, chiếm 16,3%; có 226 người trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, chiếm 32,4%; có 1.517 người có trình độ quản lv nhà nước ngạch chuyên viên, chiếm 49,4%.

Tính theo cơ cấu theo ngạch, hiện nay, toàn thành phố có 02 cán bộ, công chức, viên chức nữ giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, chiếm 8%; có 195 người giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương, chiếm 28%; có 10.804 người giữ ngạch chuyên viên và tương đương, chiếm 69,7%. Kết quả này có được từ sự quan tâm cử đi đào tạo, bồi dưõng của thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua.

Nhìn chung, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm phát triển đội ngũ cán bộ nữ các cấp như: Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách thu hút nguồn nhân lực đến làm việc cho thành phố, Đề án tạo nguồn chức danh bí thư, chủ tịch UBND phường, xã, nhất là ban hành Đề án phát triển và tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đến năm 2020. Các chương trình này đều tập trung vào mục tiêu chính là xây dựng, bồi dưõng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ cả về số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Đối với công tác quy hoạch cán bộ nữ, Thành ủy, UBND thành phố đã có nhiều biện pháp, chủ trương đưa cán bộ nữ vào các chức danh cao hơn.

Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp khá hiệu quả về công tác cán bộ, nhất là ban hành Đề án Phát triển và tạo nguồn cán bộ nữ giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đến năm 2020. Nhờ đó, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy qua các nhiệm kỳ đều tăng hơn trước: Cấp thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 có 4/55 cấp ủy viên nữ (tỷ lệ 7,3%), nhiệm kỳ 2015-2020 có 7/52 cấp ủy viên nữ (tỷ lệ 13,5%); cấp quận, huyện nhiệm kỳ 2010-2015 có 46/414 cấp ủy viên nữ (tỷ lệ 11,1%), nhiệm kỳ 2015-2020 có 81/515 cấp ủy viên nữ (tỷ lệ 15,7%). Tỷ lệ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý cũng có xu hướng tăng qua các năm; đặc biệt, sau khi thực hiện Đề án Phát triển và tạo nguồn cán bộ nữ giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đến năm 2020 đã có 23 cán bộ nữ được bổ nhiệm lần đầu vào các chức danh này. Các sở; ngành, quận, huyện thường xuyên rà soát đội ngũ cán bộ, kịp thời bố trí, bổ nhiệm 1.285 cán bộ vào các chức danh theo phân cấp quản lý cán bộ, trong đó nữ là 281 người, tỷ lệ 21,9%.

Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cụ thể: số lượng nữ đại biểu Quốc hội là 3/6 (tỷ lệ 50%), tăng 33,3% so nhiệm kỳ trước; số lượng nữ đại biểu HĐND thành phố là 12/49 (tỷ lệ 24,5%), giảm 5,3% so nhiệm kỳ trước; số lượng nữ đại biểu HĐND cấp huyên là 79/250 (tỷ lệ 31,6%): số lượng nữ đại biểu HĐND cấp xã là 527/1.550 (tỷ lệ 34%).

Trong quá trình thực hiện công tác cán bộ, các cấp ủy đảng đã có những quy định cụ thể về việc ưu tiên cho cán bộ nữ trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, thi tuyển; luôn quan tâm tăng tỷ lệ nữ ở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố. Bên cạnh đó, các địa phương, dơn vị cũng có sự quan tâm về vật chất và tinh thần đổi với cán bộ nữ.

Đặc biệt, tại Quyết định số 9114/QĐ-UBND của UBND thành phố đã cụ thể hóa các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện bình đẳng giới, lồng ghép giới troné khâu quy hoạch, tạo nguôn; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nữ. Cụ thể, các tiêu chuẩn được cử đi đào tạo sau đại học đối với các đối tượng nữ đã được điều chỉnh thảnh: cỏ thời gian công tác từ đủ 03 (ba) năm trở lên. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho cán bộ nữ có nhu cầu tự học để nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm hoặc chức danh được quy hoạch so với điều kiện được nêu trong Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức là: có thời gian công tác từ đủ 5 năm trở lên. Ngoài ra, Quyết định còn yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ưu tiên cử nữ cán bộ, công chức, viên chức dự thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp; chọn ứng viên nữ khi xét chọn nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc hoặc xét chọn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và các hình thức biểu dương khác nếu ứng viên nam và nữ có thành tích như nhau.

Kết quả tỷ lệ nữ quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 cụ thể: cấp thành phố, có 21,05% cán bộ nữ quy hoạch chức danh giám đốc sở; có 35,01% quy hoạch chức danh phó giám đốc sở; có 31,1% quy hoạch chức danh trưởng phòng; có 37,9% quy hoạch chức danh phó trưởng phòng. Tại cấp quận, huyện, có 9,09% cán bộ nữ quy hoạch chức danh Chủ tịch UBND; có 23,07% quy hoạch chức danh Phó Chủ tịch UBND; có 37,29% quy hoạch chức danh trưởng phòng; có 47,99% quy hoạch chức danh phó trưởng phòng.

Có thể nói trong thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền thành phố đã quan tâm, đề ra nhiều chế độ, chính sách đột phá, phù hợp với đặc thù từng đối tượng phụ nữ và tình hình cụ thể về công tác cán bộ nữ. Nhiều chủ trưong, chính sách về công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới được triển khai hiệu quả góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp phụ nữ, từng bước khẳng định và nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội, phát huy vai trò phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn thành phố. Thành phố đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, cũng như đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ nữ làm lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán bộ nữ từng bước được nâng cao về trình độ, kiến thức và vị trí, vai trò trong các lĩnh vực công tác; đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo, quản lý tại nhiều cấp, ngành ngày ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác cán bộ nữ trên địa bàn thành phố còn gặp một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể:

- Một số cấp ủy đảng, địa phương, đon vị chưa thực sự nhận thức sâu sắc về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ nên kết quả công tác phụ nữ chưa đạt được như mong muốn. Hệ thống chính sách về thực hiện công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới chưa hoàn thiện, còn thiếu nhạy cảm giới, một số chính sách chưa được quan tâm thực hiện;

- Công tác cán bộ nữ tuy được sự quan tâm và thu được một số kết quả, nhưng vẫn chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở các cấp vẫn còn thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lưọng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ ở một số lĩnh vực còn thiếu; công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đối với cán bộ nữ trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa được quan tâm;

- Việc tổ chức, kiểm tra, đôn đốc, theo dồi thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác phụ nữ ỏ một số cấp ủy hiệu quả chưa cao. Công tác tham mưu của một số hội phụ nữ; sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Luật Bình đẳng giới, Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới, Kết luận số 55-KL/TW chưa thường xuyên, liên tục. Nguồn lực tài chính cho các mục tiêu bình đẳng giới, nhất là cấp cơ sở chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế. Chế độ chính sách, công tác luân chuyển, bố trí cán bộ hội ở xã, phường chưa được quan tâm đúng mức.
 
Địa phương cũng kiến nghị cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về công tác cán bộ nữ; có cơ chế hỗ trợ cán bộ nữ, động viên, khích lệ phụ nữ tích cực tham gia
công tác xây dựng Đảng, chính quyền; Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, lồng ghép các nhiệm vụ mới về công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW./.

Thu Hà/tcnn.vn