Di huấn Hồ Chí Minh về "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Nguồn: dangcongsan.vn
Mục đích của Kế hoạch nhằm tuyên truyền sâu rộng và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Đảng bộ Bộ Nội vụ về vai trò của công tác giáo dục, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chính công vô tư, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đồng thời, cụ thể hoá các yêu cầu, nhiệm vụ tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/01/2025 của Bộ Chính trị về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chính công vô tư” thành các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các cấp, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 42-CT/TW và Chỉ thị số 08/TV-TTg ngày 17/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; việc thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Từ đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
5 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
Một là, nâng cao nhận thức của cấp uỷ các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 42-CT/TW.
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt các nội dung Chỉ thị số 42-CT/TW đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Đảng bộ để thống nhất nhận thức và xác định rõ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức quan trọng hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động; thấy được tính cấp thiết của việc giáo dục và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chính công vô tư trong nội bộ Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội. Qua đó giúp mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động ý thức được việc thực hiện rèn luyện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm, về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng thực hiện đồng bộ 04 chủ trương lớn: Đẩy mạnh giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư “để không muốn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”; đi đối với siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế chặt chẽ để “không thể tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”; xử lý vi phạm không có vùng cấm, không có ngoại lệ để “không dám tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”; nâng cao đời sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động để “không cần tham nhũng, tiêu cực”.
Hai là, nêu gương về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cơ quan, đơn vị phải nêu gương về học tập và thực hành các chuẩn mực đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới, nhất là về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm và những quy định về nêu gương, chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mọi lúc, mọi nơi, trong công việc và đời sống hằng ngày gắn với việc thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Cấp uỷ các cấp chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phù hợp với đặc thù từng cơ quan, đơn vị.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
Chủ động, tích tực trong công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự lan tảo mạnh mẽ, sâu rộng về giáo dục và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tích cực đấu tranh, phê phán các hành vi lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đưa việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành ý thức tự giác; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các phương thức truyền thông mới, hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đẩy mạnh tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu về đạo đức cách mạng, hết lòng vì nước, vì dân trong lịch sử dân tộc và các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng để góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Bốn là, rà soát hoàn thiện các quy định về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Chỉ đạo, phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy định, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị về giáo dục và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; xây dựng văn hoá liêm chính, tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị. Tăng cường phối hợp giữa các cấp uỷ, tổ chức đảng trong công tác giáo dcuj và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Năm là, đẩy mạnh công tác khen thưởng và kỷ luật.
Kịp thời phổ biến, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, mô hình sáng tạo, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong giáo dục và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân không thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, học tập và thực hành đạo đức cách mạng nói chung, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nói riêng.