Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung năm 2024
Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 đặt mục tiêu CCHC giai đoạn này là “Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030” và yêu cầu đặt ra đối với nền hành chính phải lấy người dân làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ, cơ quan Thường trực của Chính phủ về tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 chủ trì triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự vụ phục của cơ quan hành chính nhà nước.
Đo lường sự hài lòng của người dân năm 2024 được thực hiện theo Quyết định số 1001/QĐ-BNV ngày 11/12/2024 ban hành Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2023 - 2026 và các Chương trình phối hợp đã ký. Phương pháp khảo sát chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được áp dụng để thu thập thông tin. Phiếu khảo sát giấy được đưa trực tiếp đến từng đối tượng khảo sát nhằm đảm bảo người dân thuộc mọi thành phần nhân khẩu học có thể tham gia khảo sát dễ dàng, khách quan và được bảo mật thông tin cá nhân.
Theo đó, năm 2024, cơ mẫu khảo sát là 36.630 người dân, với số phiếu khảo sát phát ra là 36.630 phiếu, số phiếu khảo sát thu về hợp lệ là 36.525 phiếu, đạt 99,71%.
Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân là một bộ chỉ số gồm 42 chỉ số phản ánh nhận định, đánh giá của người dân; 51 chỉ số phản ánh mức độ hài lòng (MĐHL) của người dân và 10 chỉ số phản ánh nhu cầu, mong đợi của người dân. Bộ Chỉ số này được xây dựng dự trên ý kiến của 36.525 người dân tham gia trả lời khảo sát.
90,06% người dân tham gia khảo sát cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Theo số liệu công bố, trong số 36.525 người dân tham gia khảo sát, 90,06% cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu; 8,98% cho rằng có một số công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 0,96% cho rằng có nhiều công chức gây phiền hà, sách nhiễu.
Trong khi đó, 91,10% người dân được khảo sát cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải queyets; 7,30% cho rằng có một số người dân phải đưa tiền và 1,60% cho rằng có nhiều người dân phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Mức độ hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách
Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được tổng hợp từ MĐHL đối với 23 nội dung của việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và từ MĐHL đối với 16 nội dung của việc cung ứng dịch vụ hành chính công (DVHCC). Năm 2024, MĐHL đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) nói chung (Chỉ số SIPAS 2024) trong cả nước là 83,94%.
MĐHL đối với sự phục vụ của CQHCNN của 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng 78,17% - 91,10%, trong đó có 05 tỉnh, thành phố có MĐHL cao nhất năm 2024 là Hải Phòng, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu; 05 tỉnh có MĐHL thấp nhất năm 2024 là Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Nam, An Giang và Quảng Ngãi.
MĐHL đối với sự phục vụ của CQHCNN của các tỉnh, thành phố phân theo loại đơn vị hành chính và phân theo vùng miền không có sự khác việt lớn giữa các nhóm, cơ bản đều có các mức hài lòng từ cao đến thấp.
Về mức độ hài lòng của người dân đối với trách nhiệm giải trình của chính quyền, năm 2024, MĐHL đối với việc chính quyền cung cấp thông tin, giải thích chính sách theo nhiều hình thức, giúp mọi người dân dễ tìm, dễ thấy là 83,17%; đối với việc chính quyền cung cấp thông tin, giải thích chính sách đầy đủ, dễ hiểu là 83,62%. MĐHL đối với trách nhiệm giải trình của chính quyền nói chung trong cả nước là 83,40%.
MĐHL đối với 02 nội dung của việc chính quyền cung cấp thông tin, giải thích chính sách và đối với việc chính quyền cung cấp thông tin, giải thích chính sách nói chung của 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng từ 77,27% - 90,61%.
MĐHL đối với việc chính quyền tổ chức nhiều hình thức để người dân dễ dàng tham gia góp ý kiến xây dựng chính sách là 83,18%; đối với việc chính quyền tổ chức nhiều hình thức để người dân dễ dàng phản hồi ý kiến đánh giá tình hình triển khai và kết quả, tác động của các chính sách ở địa phương là 83,25%. MĐHL đối với cơ hội tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách nói chung trong cả nước năm 2024 là 83,21%.
MĐHL đối với 02 nội dung của cơ hội tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và đối với cơ hội tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách nói chung của 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoản từ 77,27% - 90,35%.
Nằm 2024, MĐHL đối với chất lượng tổ chức thực hiện của 09 nhóm chính sách nằm trong khoảng từ 83,22% - 84,83%, trong đó chất lượng tổ chức thực hiện chính sách trật tự, an toàn xã hội đạt MĐHL cao nhất và chất lượng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế địa phương đạt MĐHL thấp nhất. MĐHL đối với chất lượng tổ chức thực hiện chính sách nói chung trong cả nước là 83,81%.
MĐHL đối với 09 nội dung của chất lượng tổ chức thực hiện chính sách và đối với chất lượng tổ chức thực hiện chính sách nói chung của 63 tỉnh, thành phố năm 2024 nằm trong khoảng 75,91% - 91,88%.
MĐHL đối với 10 nội dung của kết quả, tác động của chính sách nằm trong khoảng từ 83,28% - 84,74%, trong đó MĐHL đối với điện sinh hoạt cao nhất và MĐHL đối với kinh tế gia đình thấp nhất; MĐHL đối với kết quả, tác động của chính sách nói chung là 84,07%.
MĐHL đối với 10 nhóm nội dung của kết quả, tác động của chính sách và đối với kết quả, tác động của chính sách nói chung của 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng từ 76,33% - 91,42%.
MĐHL đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách nói chung trong cả nước năm 2024 là 83,84%; MĐHL đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách của 63 tỉnh, thành phố năm 2024 nằm trong khoảng 78,16% - 90,59%, trong đó có 05 tỉnh, thành phố có MĐHL cao nhất là Hải Phòng, Thái Nguyên, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Dương; 05 tỉnh, thành phố có MĐHL thấp nhất là Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Nam, An Giang, Quảng Ngãi.
Mức độ hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công
Nằm 2024, MĐHL đối với Bộ phận Một cửa có hiểu hiện, hướng dẫn rõ ràng, giúp người dân dễ tìm, dễ thấy là 83,93%; đối với việc Bộ phận Một cửa có đủ ghế ngồi chờ, ngồi giải quyết công việc và bàn viết cho người dân là 84,57% và đối với Bộ phận Một cửa có trang thiết bị phục vụ người dân đầy đủ, chất lượng tốt, giúp người dân giải quyết công việc dễ dàng hơn là 84,32%. MĐHL đối với việc tiếp cận dịch vụ nói chung trong cả nước là 84,27%.
MĐHL đối với 03 nội dung của việc tiếp cận dịch vụ và đối với việc tiếp cận dịch vụ nói chung của 63 tỉnh, thành phố năm 2024 nằm trong khoảng từ 78,43% - 92,14%.
MĐHL đối với việc quy định thủ tục hành chính (TTHC) được niêm yết công khai tại Bộ phận Một của dễ thấy, dễ hiểu là 84,40%; đối với việc yêu cầu nộp hồ sơ giải quyết TTHC đúng theo quy định là 84,31%; đối với việc yêu cầu nộp phí/lệ phí giải quyết TTHC đúng theo quy định là 84,26%. MĐHL đối với TTHC nói chung trong cả nước năm 2024 là 84,23%.
MĐHL đối với 03 nội dung của TTHC và đối với TTHC nói chung của 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng từ 76,95% - 93,21%.
MĐHL đối với việc công chức có thái độ giao tiếp lịch sự, tôn trọng với người dân là 84,27%; đối với việc công chức hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu, đầy đủ, giúp người dân có thể hoàn thiện hồ sơ sau một lần hướng dẫn là 84,25%; đối với việc công chức tuân thủ đúng quy định trong giải quyết TTHC cho người dân là 84,35%. MĐHL đối với công chức trực tiếp giải quyết công việc tại Bộ phận Một cửa nói chung trong cả nước năm 2024 là 84,29%.
MĐHL đối với 03 nội dung của công chức trực tiếp giải quyết công việc tại Bộ phận Một cửa và đối với công chức trực tiếp giải quyết công việc tại Bộ phận Một cửa nói chung của 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng từ 78,19% - 93,37%.
MĐHL đối với việc kết quả dịch vụ hành chính công được trả đúng hẹn là 84,45%; đối với việc kết quả dịch vụ hành chính công có thông tin đầy đủ, chính xác là 84,02%; đối với việc kết quả dịch vụ hành chính công đảm bảo tính công bằng là 83,89%. MĐHL đối với kết quả dịch vụ hành chính công nói chung trong cả nước năm 2024 là 84,12%.
MĐHL đối với 03 nội dung của kết quả dịch vụ hành chính công và đối với kết quả dịch vụ hành chính công nói chung của 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng từ 77,32% - 93,70%.
MĐHL đối với việc Bộ phận Một của bố trí hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, giúp người dân phản ánh, kiến nghị dễ dàng là 83,36%; đối với việc Bộ phận Một cửa tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân đúng quy định là 83,66%; đối với việc thông báo kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị cho người dân kịp thời là 83,47%. MĐHL đối với Bộ phận Một cửa tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị nói chung trong cả nước năm 2024 là 83,50%.
MĐHL đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công nói chung trong cả nước năm 2024 là 84,09%. MĐHL đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công nói chung của 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng từ 78,18% - 92,00%; trong đó, 05 tỉnh, thành phố có MĐHL cao nhất là Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu; 05 tỉnh, thành phố thấp nhất là Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Nam, An Giang, Đắk Lawsk.
Trong năm 2024, nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của CQHCNN được đo lường trên 10 nội dung liên quan đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính scahs và cung ứng DVHCC. 03 nội dung được người dân mong đợi nhiều nhất là: Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân, với 66,56% số người dân tham gia khảo sát lựa chọn; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân, với 63,10% số người dân tham gia khảo sát lựa chọn và nâng cao tính công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin cho người dân, với 59,42% số người dân tham gia khảo sát lựa chọn.
Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của CQHCNN của 63 tỉnh, thành phố có sự khác biệt lớn, với mức chênh lệch về tỷ lệ người dân có cùng lựa chọn giữa các tỉnh, thành phố nằm trong khoảng 25,98% - 45,33%.
TP. Hà Nội tăng 10 bậc Chỉ số hài lòng
Theo kết quả Chỉ số SIPAS năm 2024 được công bố, TP. Hà Nội đạt 86,5%, tăng 2,93% và xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố, tăng 10 bậc so với năm trước (năm 2023 xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố). Kết quả này của Hà Nội cao hơn so với Chỉ số hài lòng chung của cả nước (SIPAS chung của cả nước năm 2024 đạt 83,94%).
TP. Hà Nội đã đạt Chỉ số hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách là 86,51%, tăng 3,05% và tăng 12 bậc so với năm trước, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công đạt 86,49%, tăng 2,77% và tăng 8 bậc so với năm trước, xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố.
So với các thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội đứng thứ 2/6 thành phố. Cụ thể, TP. Hải Phòng xếp thứ nhất, TP. Hà Nội xếp thứ 11, TP. Huế xếp thứ 15, TP. Đà Nẵng xếp thứ 28, TP. Hồ Chí Minh xếp thứ 29 và TP. Cần Thơ xếp thứ 34.
|