BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc

Ngày 10/3/2021, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo Kế hoạch, mục đích triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Nội vụ theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định; đồng thời triển khai đồng bộ có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi kê khai, công khai, kiểm soát về tài sản, thu nhập không đúng quy định.

Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập

Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, gồm: a) Người đang là cán bộ, công chức (bao gồm cả những người được biệt phái) và người đang giữ chức vụ từ Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ. b) Người lần đầu giữ vị trí công tác nêu trên.

Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, gồm:

a) Những người đang giữ chức vụ gồm: Vụ trưởng và tương đương trở lên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ; Vụ trưởng và tương đương trở lên tại Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo chính phủ; Trưởng Khoa, Trưởng ban và tương đương trở lên thuộc Học viện Hành chính Quốc gia; Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Nội vụ Hà Nội; Các chức danh khác có hệ số chức vụ lãnh đạo từ 0.9 trở lên.

b) Người được bổ nhiệm giữ các ngạch công chức và các chức danh kế toán viên, thanh tra viên, kiểm tra viên của Đảng.

c) Những người đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, gồm: Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức; Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế; Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp; Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp; Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo; Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Thẩm định, trình phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật; Trình phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; Quản lý các chương trình quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, trên Internet của Bộ và các cơ quan, đơn vị; Phân bổ, thẩm định, quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông; Thẩm định dự án; Đấu thầu; Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn; Thực hiện chính sách đối với người có công; bảo trợ xã hội; Hợp tác, trao đổi khoa học và công nghệ có yếu tố nước ngoài; Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ; Tuyển sinh vào các trường công lập; Phân bố chỉ tiêu đào tạo đại học, sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài; Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của: Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu; Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học; Thủ quỹ, kế toán; Trợ lý quản lý học viên, tuyển sinh, chính sách, bảo hiểm của Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội…

Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập bổ sung: Những người thuộc các đối tượng nêu tại tiểu Khoản 1.1 Khoản 1 Mục II của Kế hoạch này (trừ đối tượng đã kê khai hàng năm tại tiểu Khoản 1.2 Khoản 1 Mục II của Kế hoạch này) khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000đ (ba trăm triệu đồng) trở lên.

Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập phục vụ công tác cán bộ: Những người thuộc các đối tượng nêu tại tiểu Khoản 1.1 Khoản 1 Mục II của Kế hoạch này khi dự kiến bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác.

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng đặt ra yêu cầu, công tác triển khai thực hiện việc kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đảm bảo nghiêm túc, thống nhất, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định, hiệu quả. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải nhận thức sâu sắc, ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn để thực hiện đúng quy định, góp phần phòng ngừa tham nhũng.

 

Anh Cao