BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Kinh nghiệm từ chính sách quản lý thuốc lá của Phillipines – Bài học thực tiễn cho Việt Nam

31/07/2024 15:00

Philippines là một quốc gia ASEAN có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với Việt Nam, với tỷ lệ người hút thuốc tương tự, khoảng 16-17 triệu.

Như nhiều nước khác, Việc kiểm soát thuốc lá mới tại Philippines cũng trải quá trình tranh biện giữa các bộ ngành, cũng như sự can thiệp của các tổ chức chống thuốc lá. Nhưng sau cùng, chính phủ nước này vẫn quyết định quản lý mọi loại thuốc lá, kể cả thuốc lá mới.

Năm 2017, Ủy ban Liên tịch về Y tế, Thương mại và Công nghiệp của Hạ viện Philippines đã thông qua Nghị quyết HR 973, kêu gọi Bộ Y tế áp dụng chiến lược giảm tác hại để kiểm soát thuốc lá, thông qua việc tận dụng thuốc lá làm nóng (TLLN), thuốc lá điện tử (TLĐT) và các sản phẩm không khói khác.

Cuối năm 2019, TS. Ranti Fayokun, đại diện WHO tại Philippines đồng ý rằng thuốc lá điện tử và các sản phẩm không khói khác ít tác hại hơn so với thuốc lá điếu. Trước đó, cựu Tổng thống Duterte dự định sẽ cấm và bắt giam người sử dụng thuốc lá điện tử.

Năm 2021, cơ quan quản lý y tế của Philippines xác nhận đã nhận tài trợ hàng trăm triệu đô-la từ Quỹ từ thiện Bloomberg cho việc vận động hành lang các nhà làm chính sách. Theo đó, Quỹ này đề xuất cấm hoặc hạn chế kinh doanh TLLN, TLĐT với lý do những sản phẩm này độc hại hơn thuốc lá điếu. Quan điểm này trái ngược với các công nhận về tiềm năng giảm tác hại của sản phẩm từ nhiều cơ quan cấp Chính phủ của các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, New Zealand...

Năm 2022 Philippines đã ban hành Đạo luật Cộng hòa số 11900 về Quản lý các Sản phẩm TLLN, TLĐT và các sản phẩm không khói khác, với các quy định khắt khe trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp cận, sử dụng. Đạo luật này bổ sung cho các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiện đang được áp dụng tại Philippines.
 

Chia sẻ tại Hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá do WHO chủ trì (FCTC) lần thứ 10 (COP10), mặc dù Philippines là quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá điếu tương đồng với Việt Nam ở mức 16,4 triệu người, đại diện Philippines nêu rõ, mức sử dụng thuốc lá tại nước này đã giảm từ 23,8% (2015) xuống 19,5% (2021) theo Điều tra Toàn cầu về Sử dụng thuốc lá (GATS). 

Theo thống kê của Chương trình Global State of Tobacco Harm Reduction, hiện nay, tỷ lệ hút thuốc trong dân số ở Philippines có xu hướng giảm. Tỷ lệ hút thuốc là 34% vào năm 2000 và giảm xuống còn 24,5% vào năm 2015, với dự kiến sẽ giảm thêm xuống còn 20% vào năm 2025. Đối với nam giới, tỷ lệ này giảm từ 57% vào năm 2000 xuống còn 42% vào năm 2015, với dự kiến sẽ giảm thêm xuống còn 34% vào năm 2025. Tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ là 10% vào năm 2000; con số này giảm xuống còn khoảng 7% vào năm 2015 và dự kiến sẽ giảm thêm xuống còn khoảng 6% vào năm 2025. 
 

Tại Hội nghị Các quốc gia tham gia Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO (FCTC) lần thứ 10 (COP10) mới đây, các quyết định về cấm thuốc lá mới chưa có sự đồng thuận giữa các nước. Do vậy, chính sách quản lý các sản phẩm này là quyền tự quyết mỗi quốc gia. Ngoài ra, Điều 2.1 cho phép các quốc gia áp dụng phương án quản lý thuốc lá mới vượt ngoài những khuyến nghị của FCTC, trên cơ sở tôn trọng nhân quyền và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 

Tiến bộ này của Philippines đạt được nhờ vào việc thực hiện các hướng dẫn và các khuyến nghị WHO – FCTC cùng với nỗ lực của toàn xã hội và hệ thống. 

Theo báo cáo gần nhất của WHO, 175 quốc gia đã đưa TLLN vào quản lý, trong đó bên cạnh các nước phát triển còn có các nước đang phát triển và có nền kinh tế, xã hội, nhân khẩu học tương đồng với Việt Nam như Philippines, Malaysia, Indonesia,…

Tại hội thảo "Thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam đại diện của WHO tại Việt Nam cũng cho rằng Việt Nam là quốc gia chưa đủ năng lực kiểm nghiệm sản phẩm và thực thi pháp luật để quản lý mặt hàng này, nên cấm là lựa chọn duy nhất. 

Do đó, các chuyên gia đặt vấn đề, Việt Nam có thể tham khảo cách mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã quản lý TLLN để tăng cường hiệu quả của chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện.
 

Hạnh Phạm
Tìm kiếm