Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, từ năm 2010 đến nay, tỉnh An Giang đã đào tạo nghề cho khoảng 13.550 lao động với kinh phí trên 12 tỷ đồng.
Cụ thể, trong năm 2010, tỉnh An Giang đã tổ chức 418 lớp dạy nghề cho 11.150 người, đạt trên 111% kế hoạch, với kinh phí trên 10 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương hỗ trợ trên 8,1 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh cũng đã tổ chức 81 lớp dạy nghề cho gần 2.400 người với kinh phí trên 2,7 tỷ đồng, đạt 18% kế hoạch năm. Báo cáo từ các cơ sở dạy nghề cho biết, có trên 71% số lao động hoàn thành khóa đào tạo nghề đã tìm được việc làm; 89 nghề được đào tạo theo Đề án tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn được ngành nghề phù hợp.
Tuy nhiên, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập như đào tạo việc làm chưa hoàn toàn “ăn khớp” với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu của xã hội. Chất lượng đào tạo ở một số nơi chưa hiệu quả, chưa thực tế nên chưa thu hút sự quan tâm của lao động.
Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng đắn, cần nắm bắt được nhu cầu của người lao động, nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp để đào tạo cho phù hợp, giải quyết việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Để đạt mục tiêu đào tạo cho 13.000 lao động trong năm 2011, tỉnh An Giang đã đề ra 5 giải pháp chính là nâng cao nhận thức về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo; phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hằng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.