Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Ngày 23/5/2011, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1257/QĐ-UBND ban hành mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tham gia học nghề trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, các đối tượng được đào tạo là: Lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác (nhóm đối tượng I); lao động nông thôn thuộc hộ cận nghèo (nhóm đối tượng II); lao động nông thôn khác tham gia học nghề (nhóm đối tượng III).
Người tham gia học nghề phải trong độ tuổi lao động (nữ 16-55 tuổi; nam từ 16 đến 60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn (riêng đối với người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề...) và có sức khỏe phù hợp với ngành nghề học.
Mỗi lao động nông thôn được hỗ trợ một lần theo chính sách qui định tại Quyết định này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo Quyết định trên. Riêng đối với những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp tỉnh xem xét, tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách này nhưng tối đa không quá 3 lần.
Qui mô lớp học từ 25 đến 35 người/lớp, thời gian đào tạo trình độ sơ cấp nghề từ 3 tháng đến dưới 1 năm và đào tạo nghề thường xuyên dưới 3 tháng. Nội dung đào tạo gồm các nhóm nghề về nông lâm, thương mại – dịch vụ, công nghiêp – xây dựng, tùy theo nhu cầu thực tế của địa phương.
Mức chi phí đào tạo nghề được áp dụng theo khoản 7 Điều 6 Thông tư Liên tịch số 112/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho lao động nông thôn tham gia học nghề trong khóa học, được hỗ trợ tối đa đối với nhóm đối tượng I không quá 3 trăm nghìn/người/khóa học; nhóm đối tượng II không quá 250 nghìn/ người/khóa học; nhóm đối tượng III không quá 2 trăm nghìn/người/khóa học. Hỗ trợ tiền ăn 15 nghìn đồng/ngày thực học/học viên. Hỗ trợ đi lại theo giá vé của các phương tiện giao thông công cộng với mức tối đa không quá 2 trăm nghìn đồng/người/khóa học đối với người học nghề cư trú cách nơi học từ 15km trở lên. Chi phí đào tạo được hỗ trợ theo hình thức gián tiếp.
UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh Xã hội chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan theo dõi thực hiện Quyết định 1257 của UBND tỉnh.