Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Ngày 11/3/2009, UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về làm công chức dự bị tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (Đề án được ban hành kèm theo quyết định này). Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Theo đó, UBND tỉnh giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ quyết định thi hành.
Theo đề án, mục tiêu bổ sung nguồn cán bộ, công chức cấp xã phấn đấu đến năm 2011, có 100% số cán bộ khối Đảng, chính quyền chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, chính trị, trong đó phấn đấu từ 15% đến 20% có trình độ trên chuẩn. Cán bộ chuyên trách là trưởng các đoàn thể có trình độ trung cấp chuyên môn, chính trị đạt tỷ lệ trên 60% và thường xuyên được bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn. Đối với công chức cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là công chức cấp xã), phấn đấu đến năm 2010, có 100% số công chức đạt trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh đảm nhận, trong đó từ 25% đến 30% có trình độ đại học. Mỗi xã cần bố trí từ 1 đến 2 sinh viên, phấn đấu đến năm 2010 bố trí khoảng 250 đến 300 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy vào làm công chức dự bị cấp xã. Đối tượng tuyển dụng là sinh viên người địa phương, chuyên ngành được đào tạo phù hợp hoặc tương đối phù hợp với chuyên môn của chức danh được tuyển dụng, không quá 30 tuổi, tự nguyện về công tác tại xã, phẩm chất đạo đức tốt, sức khỏe bảo đảm theo quy định. Phương thức tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển. Số công chức dự bị này do UBND cấp xã trực tiếp quản lý, điều hành, trả lương. Hết thời gian tập sự, UBND cấp xã xem xét, đánh giá quá trình làm việc và lấy ý kiến nhận xét của phòng chuyên môn có liên quan cấp huyện về năng lực, chuyên môn của cán bộ đang công tác ở xã đó, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì đề nghị UBND huyện, thành phố bổ nhiệm vào ngạch công chức và nâng bậc lương theo quy định. Sinh viên đủ điều kiện được tuyển dụng bố trí công tác, ngoài chế độ tiền lương được hưởng theo quy định hiện hành đối với công chức dự bị, còn được ưu tiên trong tuyển dụng công chức; khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp huyện, tỉnh; được trợ cấp 15% cho đủ 100% lương bậc 1, hệ số 2,34, ngạch chuyên viên (trong thời gian tập sự); được trợ cấp thu hút một lần 3 triệu đồng/người; được trợ cấp sinh hoạt phí ngoài tiền lương hiện hưởng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nhận công tác với mức 300 nghìn đồng/người/tháng; được hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định hiện hành. Hết thời gian dự bị (12 tháng), công chức dự bị, kể cả được hoặc chưa được bố trí thay thế, được hưởng lương theo hệ số hiện hưởng và theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, sinh viên được tuyển dụng vào làm công chức dự bị cấp xã nếu chưa đủ 5 năm công tác tại xã thì chưa được chuyển công tác. Trong trường hợp tự ý nghỉ việc hoặc bị xử lý kỷ luật thì phải hoàn trả lại các khoản trợ cấp (trợ cấp thu hút, trợ cấp sinh hoạt phí, trợ cấp 15% lương bậc 1) và các khoản chi phí về đào tạo, bồi dưỡng (nếu có). Giai đoạn 1 của đề án thực hiện từ năm 2009 đến năm 2010, phấn đấu mỗi xã, phường, thị trấn bố trí từ 1 - 2 sinh viên làm công chức dự bị. Giai đoạn 2, căn cứ vào tình hình kết quả thực hiện giai đoạn 1, UBND tỉnh báo cáo với HĐND tỉnh điều chỉnh (nếu có) và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 từ năm 2011 đến năm 2015.