Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Các cơ sở dạy nghề ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng được đầu tư cơ sở vật chất (nâng cấp, mở rộng nhà xưởng; mua sắm trang thiết bị dạy nghề); trong đó một số trung tâm dạy nghề cấp huyện được đầu tư nâng cấp thành trường trung cấp nghề.
Tuy nhiên, tới nay bậc nghề đào tạo chủ yếu vẫn là sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng… Ít lớp đào tạo nghề Theo Sở LĐTBXH Đồng Tháp, năm 2010, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh chiêu sinh được khoảng 21.000 học viên, cơ bản hoàn thành kế hoạch năm. Tuy nhiên, bậc CĐ nghề chỉ gần 1.000 học viên, bậc TC nghề khoảng 2.600 học viên; còn lại là học viên trình độ sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng. Ở Cần Thơ, sau 5 năm (2006 – 2010), Đề án “Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn và chiến sĩ LLVT xuất ngũ” đã đào tạo được trên 20.600 học viên, song chỉ có trên 1.000 LĐ học TC nghề. Riêng năm 2010, tính chung tất cả các cơ sở đào tạo tại TP.Cần Thơ thu hút được 34.000 LĐ học nghề, nhưng trình độ TC nghề chỉ có gần 1.800 học viên. Tại Sóc Trăng, 5 năm (2006 – 2010) toàn tỉnh có khoảng 103.000 LĐ được dạy nghề, song gộp cả 3 trình độ TC nghề, CĐ nghề và hệ công nhân kỹ thuật chỉ có khoảng 3.900 học viên. Trước thực trạng này, qua đợt khảo sát mới đây, Ban Văn hóa – Xã hội (HĐND tỉnh Sóc Trăng) nhận định: LĐ học nghề sơ cấp và dưới 3 tháng tuy nhiều, song chất lượng chưa cao, việc giới thiệu việc làm – hoặc tự tìm việc làm – của đối tượng này còn khó khăn; cần mở rộng đào tạo nghề bậc TC và CĐ để đáp ứng nhu cầu thị trường LĐ. Tuy nhiên, thực tế việc chiêu sinh học viên vào 2 bậc học này lại không dễ. Vì sao khó chiêu sinh? Theo ông Đào Minh Lợi – quyền Hiệu trưởng Trường TC nghề Thới Lai, TP.Cần Thơ – việc chiêu sinh khá nan giải dù đến kỳ tuyển sinh trường gửi thông báo chiêu sinh tới tận UBND các xã, thị trấn. Tâm lý không thích học nghề của nhiều học sinh THCS, THPT là “rào cản” đối với việc chiêu sinh dạy nghề bậc TC, CĐ. Tuy nhiên, còn có nguyên nhân do chất lượng dạy nghề chưa cao. Theo quy định của Bộ LĐTBXH, các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện cần bố trí ít nhất một giáo viên cơ hữu/1 nghề. Tuy nhiên, hiện các trung tâm dạy nghề ở Sóc Trăng vẫn chưa được giao biên chế giáo viên cơ hữu. Ngay cả dạy nghề sơ cấp dưới 3 tháng, các trung tâm này vẫn phải hợp đồng với giáo viên bên ngoài. Tại Đồng Tháp, trung tâm dạy nghề 2 huyện Tháp Mười, Hồng Ngự đã được nâng cấp thành trường TC nghề. Tuy có giáo viên cơ hữu (Tháp Mười: 10, Hồng Ngự: 14), song theo đánh giá của Ban Văn hóa – Xã hội qua đợt giám sát mới đây: Đội ngũ cán bộ, giáo viên thiếu và yếu, chưa đủ điều kiện thành lập khoa, phòng chuyên môn; việc xây dựng, thẩm định chương trình, giáo trình còn lúng túng, chưa đủ năng lực thực hiện... Thiếu thầy - mà lại thiếu nghiêm trọng - thì chất lượng đào tạo khó có chất lượng. Đã vậy, máy móc, thiết bị dạy nghề tuy được trang bị, song lại thiếu đồng bộ: Một số trung tâm dạy nghề ở Sóc Trăng được trang bị máy hàn, máy tiện, nhưng lại không có hệ thống điện 3 pha để vận hành. Còn tại 2 trường TC nghề Tháp Mười, Hồng Ngự (Đồng Tháp), việc đầu tư cơ sở vật chất vẫn đang trong quá trình thi công. Tâm lý của người LĐ nhìn chung hiện vẫn còn không thích học nghề, thì việc chiêu sinh càng khó khăn hơn khi chất lượng đào tạo chưa cao...