|
Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 ra mắt Quốc hội và cử tri cả nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố; với 97,37% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Với 96,56% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố và Quốc hội thông qua các Nghị quyết trên, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã ra mắt Quốc hội.
Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm:
1. Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 469/487 phiếu (94,94%, tổng số đại biểu Quốc hội).
2. Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 483/488 phiếu (97,77%)
3. Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 476/488 phiếu (96,36%)
4. Ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 473/488 phiếu (95,75%)
5. Ông Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 445/488 (90,08%).
Các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ được phê chuẩn là:
1. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 477/487 phiếu (96,56%)
2. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 473/486 phiếu (95,75%)
3. Ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 449/487 phiếu (90,89%)
4. Ông Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 448/487 phiếu (90,69%)
5. Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 452/485 phiếu (91,50%)
6. Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 468/487 phiếu (94,74%)
7. Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 458/487 phiếu (92,71%)
8. Ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 428/485 phiếu (86,64%)
9. Ông Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 451/487 (91,30%)
10. Ông Phạm Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 444/485 phiếu (89,88%)
11. Ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 412/484 phiếu (83,40%)
12. Ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 458/486 phiếu (92,71%)
13. Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 400/486 phiếu (80,97%)
14. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 452/486 phiếu (91,50%)
15. Ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 464/484 phiếu (93,93%)
16. Ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 454/485 phiếu (91,90%)
17. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 462/487 phiếu (93,52%)
18. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng-Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 482/487 phiếu (97,57%)
19. Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 464/487 phiếu (93,93%)
20. Ông Phan Văn Sáu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: 439/487 phiếu (88%)
21. Ông Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV:
453/485 phiếu (91,70%).
Như vậy, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có 27 thành viên gồm: Thủ tướng Chính phủ, 5 Phó Thủ tướng Chính phủ (trong đó có 1 Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và 21 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.