Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Ngày 15/11/2008, QH thông qua Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã quyết định cụ thể danh sách 582 huyện, quận, Phường thuộc 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm. Trước khi QH ra nghị quyết, có địa phương (không thuộc danh sách thí điểm không tổ chức HĐND phường) chỉ có 7 đại biểu HĐND phường hoạt động kiêm nhiệm. Đến tháng 3.2009, địa phương này đã có tới 20 đại biểu hoạt động kiêm nhiệm ở 10 phường (tức là không còn đại biểu chuyên trách, Thường trực HĐND hoạt động kiêm nhiệm 100%). Nêu dẫn chứng trên, chúng tôi muốn trao đổi về việc chấp hành quy định HĐND phải có đại biểu hoạt động chuyên trách, để bảo đảm hiệu quả hoạt động của HĐND ở cơ sở.
Điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định “Thường trực HĐND cấp xã gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND phải được Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp phê chuẩn”. Khoản 5 Điều 18 Quy chế hoạt động HĐND quy định “Chủ tịch HĐND có thể làm việc kiêm nhiệm, Phó chủ tịch, Ủy viên Thường trực HĐND làm việc chuyên trách”. Như vậy, Thường trực HĐND mỗi cấp ở địa phương phải có ít nhất một đại biểu hoạt động chuyên trách. Nơi nào HĐND bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND hoạt động kiêm nhiệm, Thường trực HĐND cấp trên có quyền không phê chuẩn. Thường trực HĐND cấp trên kiên quyết thực hiện theo luật định, khi đó HĐND cấp dưới phải thực hiện lại quy trình giới thiệu người đủ tiêu chuẩn để bầu giữ cương vị là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách (nếu đã giới thiệu đại biểu tham gia Thường trực HĐND hoạt động kiêm nhiệm 100%).