Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Quảng Nam đã quyết định phấn đấu nâng tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính từ “2 trong 1”(tiếp nhận, trả kết quả) sang “4 trong 1” (gọi tắt là quy trình 4 bước gồm tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả) ngay tại trung tâm hành chính công.
Cụ thể, đến ngày 1/1/2018 có tối thiểu 30%, đến ngày 30/6/2018 có tối thiểu 50% và trước ngày 31/12/2018 có tối thiểu 70% số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành được thực hiện theo quy trình 4 bước gắn với phân cấp, ủy quyền và thẩm định tại trung tâm này.
Tuy nhiên, mục tiêu này không nhận được sự thống nhất cao của các sở, ngành, liên quan. Khá nhiều sở, ban, ngành cho biết rất khó để thực hiện tối đa thủ tục hành chính giải quyết tại trung tâm theo quy trình 4 bước này. Ông Lê Văn Sinh - Giám đốc Sở GTVT nói sở đã rà soát rất kỹ quy trình 4 bước, tập trung tại trung tâm hành chính công thì phải bổ sung người. Ông Nguyễn Văn Thọ - Phó Giám đốc Sở TN&MT cho rằng có thể đưa 12 thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất có thể nghiên cứu áp dụng quy trình 4 bước, nhưng chỉ có thể đưa 6/20 thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai vào thực hiện, còn 14 thủ tục khác liên quan đến việc xử lý hồ sơ, kiểm tra thực địa, tác nghiệp, nghiêp vụ chuyên môn, đo đạc, chỉnh lý, lập biên bản, lấy ý kiến của các đơn vị, địa phương, hay xác định ranh giới, mốc giới.. nên khó có thể thực hiện theo quy trình 4 bước. Trong khi đó, ông Lê Ngọc Tường - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nói sở này có đến 4 lĩnh vực (văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình), nếu thực hiện 4 trong 1 thì tốn khá nhiều số lượng nhân viên tới lãnh đạo, chi phí sẽ phát sinh, khó có thể quản lý công việc cán bộ biệt phái.
Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu nhấn mạnh, thực hiện quy trình 4 bước sẽ khiến nhiều sở, ban, ngành gặp khó khăn, nhưng không phải là không làm được. Sẽ tiếp tục thảo luận để đưa ra các giải pháp. Cả nước đã có nhiều mô hình thành công, tại sao mình không thể làm được? Không phải các sở, ban, ngành cử cán bộ biệt phái tới ngồi, tiếp nhận, đưa văn thư mang về rồi chờ mang đến trả lại là xong việc. Vậy thì sự vận hành của trung tâm hành chính công không có ý nghĩa gì. Tại sao ngành công an có thể làm từ đầu đến cuối chứng minh nhân dân cho người dân tại chỗ, tại sao đăng ký kinh doanh có thể được làm từ đầu đến cuối? Có thể có những thủ tục hành chính không thể thực hiện quy trình 4 bước này, nhưng gần 1.400 thủ tục và hơn 400 thủ tục đã thống nhất thực hiện quy trình 4 bước thì phải được thực hiện nhanh chóng. Đến ngày 30.6.2018 sẽ phải hoàn tất việc 50% thủ tục hành chính thực hiện quy trình này tại trung tâm hành chính công.
Nhật Phong