Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Đó là một trong những đề xuất của các chuyên gia tham dự Hội thảo giới thiệu các phát hiện chính về hoạt động tham vấn trong quy trình lập pháp tại Việt Nam. Hội thảo do Dự án phát triển lập pháp quốc gia (NLD) tổ chức tại Hà Nội sáng hôm nay (20/3).
Ông Isabeau Vilandre, Giám đốc thường trú Dự án NLD phát biểu Các tham luận tại Hội thảo đã chỉ ra, hiện các Bộ, ngành không có cố vấn chính sách chuyên nghiệp trong cơ cấu cán bộ nhân viên của mình, cũng không có quy trình cho việc soạn thảo văn bản pháp luật. Nhiều cán bộ được giao soạn thảo văn bản pháp luật nhưng chưa qua trường lớp đào tạo về luật pháp.
Việc thiếu các hướng dẫn là thách thức lớn nhất đối với việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành. Khi soạn thảo một văn bản pháp luật, các ban soạn thảo thường không nhận được nghiên cứu chính sách hay phân tích kinh tế - xã hội nào từ Bộ, ngành. Các thành viên ban soạn thảo thường ở trong thế phải quyết định về chính sách sẽ được đưa vào trong luật dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của riêng mình.
Bên cạnh đó, sự phối hợp, kết hợp thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan đã làm chậm quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Các đại biểu thống nhất kiến nghị, nên thành lập Văn phòng soạn thảo văn bản pháp luật chuyên trách tại các Bộ, ngành, hoặc thành lập một văn phòng soạn thảo tập trung. Việc xây dựng một nhóm các cán bộ soạn thảo lập pháp chuyên nghiệp sẽ giúp tiêu chuẩn hoá các hoạt động soạn thảo, kỹ thuật, hình thức và ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật trong tất cả các bộ, ban, ngành của Chính phủ.
Xây dựng các bộ công cụ để hỗ trợ cho cán bộ soạn thảo lập pháp. Ví dụ như các quy định về giải thích pháp luật, mẫu văn bản, ngữ pháp và từ điển, cẩm nang soạn thảo hoặc cẩm nang các tiêu chuẩn, hướng dẫn về soạn thảo, văn phong và cách trình bày…
Ngoài ra, cũng cần xây dựng các cơ chế để tăng cường việc tham vấn đối với dự thảo văn bản pháp luật, giúp cho văn bản khi ban hành đi ngay vào cuộc sống, tránh việc ban hành những quy định “trên trời” như quy định ngực lép không được lái xe máy; bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng 2 điểm khi thi đại học, hay quy định gia súc giết mổ sau 8 tiếng phải tiêu thụ hết…